Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Không quân Mỹ làm thế nào để ngăn phi công lái F-22 bỏ trốn?

11/01/2021 07:45

Trong quá khứ, rất nhiều loại phi cơ hiện đại đã bị "lộ tẩy" sau khi phi công điều khiển chúng bay thẳng ra nước ngoài để đào tẩu.
 

Tiến Minh

Phi công F-22 Mỹ mắc kẹt 5 giờ trong buồng lái sau tai nạn

Vũ khí phòng thân lợi hại của phi công F-22 Mỹ

Vì sao phi công máy bay F-22 phải học dùng súng carbine?

Tại sao không một quốc gia nào được sở hữu "viên ngọc quý" F-22 Raptor?

 Máy bay chiến đấu F-22 có thể đứng đầu trong các máy bay thế hệ 5, loại chiến đấu cơ này chỉ được trang bị cho Không quân Mỹ và không được xuất khẩu; cả hiệu suất lẫn sức mạnh, F-22 đều đè bẹp F-35. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22.
Máy bay chiến đấu F-22 có thể đứng đầu trong các máy bay thế hệ 5, loại chiến đấu cơ này chỉ được trang bị cho Không quân Mỹ và không được xuất khẩu; cả hiệu suất lẫn sức mạnh, F-22 đều đè bẹp F-35. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22.
F-22 được trang bị một số lượng lớn công nghệ cốt lõi của Không quân Mỹ, đó là lý do tại sao quân đội Mỹ hiện không xuất khẩu tiêm kích F-22 cho các nước khác. Với khả năng tàng hình rất mạnh và hiệu quả chiến đấu, để đào tạo một phi công đủ tiêu chuẩn lái F-22 cần rất nhiều kinh phí.
F-22 được trang bị một số lượng lớn công nghệ cốt lõi của Không quân Mỹ, đó là lý do tại sao quân đội Mỹ hiện không xuất khẩu tiêm kích F-22 cho các nước khác. Với khả năng tàng hình rất mạnh và hiệu quả chiến đấu, để đào tạo một phi công đủ tiêu chuẩn lái F-22 cần rất nhiều kinh phí.
Nhưng nếu đảm bảo rằng, các phi công sẽ không lái cả chiếc F-22 đào tẩu sang các quốc gia khác, nếu các quốc gia khác dùng mọi biện pháp lôi kéo phi công lái F-22, thì Mỹ sẽ có những biện pháp nào để ngăn chặn?
Nhưng nếu đảm bảo rằng, các phi công sẽ không lái cả chiếc F-22 đào tẩu sang các quốc gia khác, nếu các quốc gia khác dùng mọi biện pháp lôi kéo phi công lái F-22, thì Mỹ sẽ có những biện pháp nào để ngăn chặn?
Trước hết, hãy lấy tiền làm ví dụ. Phương pháp đầu tiên để quốc gia thù địch lôi kéo phi công là tiền. Tuy nhiên, việc dùng tiền để mua chuộc phi công F-22 có thể khó thành công.
Trước hết, hãy lấy tiền làm ví dụ. Phương pháp đầu tiên để quốc gia thù địch lôi kéo phi công là tiền. Tuy nhiên, việc dùng tiền để mua chuộc phi công F-22 có thể khó thành công.
Nguyên nhân là do mức lương hàng năm của phi công quân sự Mỹ nói chung là cao (khoảng 200.000 USD); nhưng phi công lái máy bay thế hệ thứ 5 có thể có mức lương cao hơn nữa, cộng với nhiều khoản trợ cấp khác từ Quân đội, tổng cộng khoảng 310.000 USD/năm, vì vậy chưa chắc phi công vì tiền mà lái F-22 bỏ trốn.
Nguyên nhân là do mức lương hàng năm của phi công quân sự Mỹ nói chung là cao (khoảng 200.000 USD); nhưng phi công lái máy bay thế hệ thứ 5 có thể có mức lương cao hơn nữa, cộng với nhiều khoản trợ cấp khác từ Quân đội, tổng cộng khoảng 310.000 USD/năm, vì vậy chưa chắc phi công vì tiền mà lái F-22 bỏ trốn.
Nếu tiền không hiệu quả, hãy sử dụng các phương pháp khác. Thực tế, gián điệp có rất nhiều cách để xúi giục đào tẩu của phi công. Tuy nhiên, là một quốc gia có các cơ quan tình báo lớn và hiệu quả nhất, Mỹ chắc chắn sẽ đưa ra hàng loạt cảnh báo đối với các phi công, để đối phó với tình huống này.
Nếu tiền không hiệu quả, hãy sử dụng các phương pháp khác. Thực tế, gián điệp có rất nhiều cách để xúi giục đào tẩu của phi công. Tuy nhiên, là một quốc gia có các cơ quan tình báo lớn và hiệu quả nhất, Mỹ chắc chắn sẽ đưa ra hàng loạt cảnh báo đối với các phi công, để đối phó với tình huống này.
Và giả sử, ngay cả khi phi công F-22 đào tẩu, Mỹ sẽ buộc phía bên kia phải giao nộp phi công thông qua nhiều biện pháp ngoại giao, thậm chí có thể cử gián điệp đến ám sát phi công bỏ trốn. Vì vậy phi công có bỏ trốn cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm.
Và giả sử, ngay cả khi phi công F-22 đào tẩu, Mỹ sẽ buộc phía bên kia phải giao nộp phi công thông qua nhiều biện pháp ngoại giao, thậm chí có thể cử gián điệp đến ám sát phi công bỏ trốn. Vì vậy phi công có bỏ trốn cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm.
Quân đội Mỹ khi tuyển chọn phi công tiêm kích F-22 đều trải qua quá trình sàng lọc đặc biệt, tương tự như “xét duyệt chính trị” và rất nghiêm ngặt, điều này cũng khiến các phi công quân đội Mỹ rất trung thành.
Quân đội Mỹ khi tuyển chọn phi công tiêm kích F-22 đều trải qua quá trình sàng lọc đặc biệt, tương tự như “xét duyệt chính trị” và rất nghiêm ngặt, điều này cũng khiến các phi công quân đội Mỹ rất trung thành.
Bên cạnh đó, để được trở thành phi công F-22 cần phải có những nỗ lực cá nhân rất lớn, do vậy phi công sẽ không chọn cách đào tẩu vì lợi nhuận “vụn vặt” và phải đối mặt với những “trừng phạt” nghiêm khắc từ các cơ quan tình báo Mỹ.
Bên cạnh đó, để được trở thành phi công F-22 cần phải có những nỗ lực cá nhân rất lớn, do vậy phi công sẽ không chọn cách đào tẩu vì lợi nhuận “vụn vặt” và phải đối mặt với những “trừng phạt” nghiêm khắc từ các cơ quan tình báo Mỹ.
Điều thú vị là ở Liên Xô trước đây, nơi mà việc lựa chọn về lai lịch chính trị khá nghiêm ngặt, đã xảy ra sự cố một phi công đào tẩu sang Nhật trên chiếc chiến đấu cơ MiG-25. Vào thời điểm đó, MiG-25 được cho chiến đấu cơ mạnh nhất trong số các máy bay đánh chặn của Liên Xô, và nó khiến Mỹ khiếp sợ.
Điều thú vị là ở Liên Xô trước đây, nơi mà việc lựa chọn về lai lịch chính trị khá nghiêm ngặt, đã xảy ra sự cố một phi công đào tẩu sang Nhật trên chiếc chiến đấu cơ MiG-25. Vào thời điểm đó, MiG-25 được cho chiến đấu cơ mạnh nhất trong số các máy bay đánh chặn của Liên Xô, và nó khiến Mỹ khiếp sợ.
Mặc dù Mỹ và NATO cử một số lượng lớn gián điệp xâm nhập nhưng về cơ bản không thu được kết quả gì. Đúng lúc nước Mỹ lâm vào thế thua, một phi công Liên Xô đã bay sang Nhật trên chiếc MiG-25; sự kiện này không khác gì “vàng từ trên trời rơi xuống đất”. Ảnh: Chiếc máy bay MiG-25 của Liên Xô đào tẩu sang Nhật Bản.
Mặc dù Mỹ và NATO cử một số lượng lớn gián điệp xâm nhập nhưng về cơ bản không thu được kết quả gì. Đúng lúc nước Mỹ lâm vào thế thua, một phi công Liên Xô đã bay sang Nhật trên chiếc MiG-25; sự kiện này không khác gì “vàng từ trên trời rơi xuống đất”. Ảnh: Chiếc máy bay MiG-25 của Liên Xô đào tẩu sang Nhật Bản.
Để điều khiển chiếc MiG-25 lúc đó, người lái nó cũng là những người “tinh nhuệ” trong lực lượng Không quân Liên Xô; nhưng viên phi công này lại bị cấp trên nhầm là bệnh tâm thần. Bị nhốt trong bệnh viện tâm thần, viên phi công mang trong mình mối hận thù dẫn đến những vụ đào tẩu sau đó. Ảnh: Phi công Belenko, người lái MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản.
Để điều khiển chiếc MiG-25 lúc đó, người lái nó cũng là những người “tinh nhuệ” trong lực lượng Không quân Liên Xô; nhưng viên phi công này lại bị cấp trên nhầm là bệnh tâm thần. Bị nhốt trong bệnh viện tâm thần, viên phi công mang trong mình mối hận thù dẫn đến những vụ đào tẩu sau đó. Ảnh: Phi công Belenko, người lái MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản.
Có thể hình dung được hậu quả của việc phi công đào tẩu đến Nhật Bản. Liên Xô đã rất tức giận, bởi vì MiG-25 vào thời điểm đó, giống như F-22 của Mỹ hiện tại, chưa được xuất khẩu sang các nước khác, và lần này nó đã xuất hiện trong tay các đồng minh của Mỹ.
Có thể hình dung được hậu quả của việc phi công đào tẩu đến Nhật Bản. Liên Xô đã rất tức giận, bởi vì MiG-25 vào thời điểm đó, giống như F-22 của Mỹ hiện tại, chưa được xuất khẩu sang các nước khác, và lần này nó đã xuất hiện trong tay các đồng minh của Mỹ.
Việc phi công lái MiG-25 đào tẩu là mối đe dọa rất lớn đối với an ninh Liên Xô; trước sự đe dọa của Liên Xô, Nhật Bản đã hứa trả lại MiG-25, nhưng không cho biết bằng cách nào để trả lại; rất nhanh chóng, các chuyên gia hàng đầu về hàng không Mỹ và Nhật Bản đã tháo dỡ MiG-25 để nghiên cứu và nắm được những bí mật về loại máy bay này.
Việc phi công lái MiG-25 đào tẩu là mối đe dọa rất lớn đối với an ninh Liên Xô; trước sự đe dọa của Liên Xô, Nhật Bản đã hứa trả lại MiG-25, nhưng không cho biết bằng cách nào để trả lại; rất nhanh chóng, các chuyên gia hàng đầu về hàng không Mỹ và Nhật Bản đã tháo dỡ MiG-25 để nghiên cứu và nắm được những bí mật về loại máy bay này.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy hậu quả khủng khiếp của việc đào tẩu của một phi công ưu tú trên chiếc F-22. Vì vậy, sau khi Mỹ làm “điều xấu” với phi công Liên Xô, Mỹ cũng nhận ra mức độ nghiêm trọng của việc phi công đào tẩu, nên họ cực kỳ cẩn trọng trong công tác tuyển chọn, giáo dục và đãi ngộ cho phi công. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy hậu quả khủng khiếp của việc đào tẩu của một phi công ưu tú trên chiếc F-22. Vì vậy, sau khi Mỹ làm “điều xấu” với phi công Liên Xô, Mỹ cũng nhận ra mức độ nghiêm trọng của việc phi công đào tẩu, nên họ cực kỳ cẩn trọng trong công tác tuyển chọn, giáo dục và đãi ngộ cho phi công. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.
Sức mạnh của tiêm kích F-22 Raptor do Mỹ sản xuất.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status