Không nên bỏ sữa khỏi thực đơn của con

Nhiều cha mẹ không ngần ngại xóa sổ sữa khỏi thực đơn của trẻ để giúp con giảm cân. Họ không biết rằng đó là cách hoàn toàn sai lầm.

Cắt sữa có giảm cân?
Thấy đứa con 3 tuổi, nặng 23kg, núc ních tròn quay, chị Trần Thị Mai (Dương Quảng Hàm, Gò Vấp, Tp.HCM) lo lắng ép con ăn kiêng. Nhìn bé háu đói, chị thương nhưng một mực cho rằng “con gái lớn lên mà béo phì thì mất hết tương lai, đi học bạn bè chế giễu thì còn giỏi sao được, đành ép con bỏ sữa, bớt thịt”. Thấy “thiên hạ” truyền tai rằng sữa công thức giàu dinh dưỡng làm trẻ béo phì thì chị càng tin chắc, cách cho con ăn kiêng của mình là đúng. Chị cũng nghĩ, “ngày xưa không có sữa nên có ai béo đâu, cho uống sữa chẳng qua vì sợ con chậm tăng cân thôi, con mình vượt chuẩn rồi thì thôi, con mình cũng cao hơn bạn chút đỉnh”.
Nhưng thực chất có vô số nguyên nhân khiến trẻ béo phì, từ bim bim, xúc xích, mì tôm, tới thịt cá, việc cha mẹ để “sữa” gánh hậu quả, cắt cúp chúng trong thực đơn của trẻ là sai lầm. Theo BS. Hoàng Thị Tín, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM), với trẻ nhỏ, giảm cân bằng việc cắt hoàn toàn sữa sẽ không đảm bảo nhu cầu canxi, bắt bé kiêng sữa có thể thu hẹp được chiều ngang nhưng đồng thời hạn chế chiều cao của trẻ. Bác sĩ Tín cũng cho rằng để giảm cân cho trẻ thì quan trọng là cắt giảm chất ngọt, bột đường, chất béo trong thực phẩm hàng ngày, khẩu phần sữa chỉ đóng một vai trò nhỏ.
Khong nen bo sua khoi thuc don cua con
Để hạn chế tác hại gây béo phì của sữa thì tuyệt đối không nên cho bé uống trước khi đi ngủ, hoặc sau 8 giờ tối 
Sữa tăng chiều cao hạn chế cân nặng
Về lý thuyết, nếu bạn cho con ăn thực phẩm cân đối các chất, đủ canxi theo nhu cầu thì cắt giảm sữa không là vấn đề. Nhưng việc làm đó là vô cùng khó khăn và hiện tại sữa vẫn là nguồn cung cấp canxi cơ bản cho trẻ cao lớn cùng nhiều vi khoáng khác nên bạn chỉ cần chọn đúng loại, và cắt giảm thực phẩm trong chế độ ăn của bé. Để hạn chế chất béo và năng lượng nạp vào từ sữa, bạn nên cho bé dùng sữa tươi tách kem hoặc sữa công thức ít béo.
Khi mua sữa, bạn nên đọc bảng thành phần, và chọn loại ít năng lượng, chỉ số đạm, béo, đường thấp, chỉ số chất xơ cao. Nếu con bạn không bị dị ứng đạm sữa thì không nên chọn loại sữa có chỉ số whey cao. Bạn cũng có thể chọn những loại sữa cao canxi, vừa giúp bé phát triển chiều cao tối ưu, canxi trong sữa vừa có thể giúp cơ thể đốt nhanh lượng mỡ dư thừa. Về lượng uống, bác sĩ Tín khuyên cha mẹ vẫn nên cho trẻ uống lượng khuyến cáo theo độ tuổi, không uống quá 500ml/ngày.
Với trẻ béo phì, sữa chua cũng là lợi thế cho sữa thường. Mỗi ngày cho bé dùng 1-2 hộp sữa chua sẽ đủ bù lượng canxi trong 500ml sữa tiêu chuẩn. Nhưng các chế phẩm váng sữa, phô mai, caramen thì bạn nên hạn chế và không dùng thay cho sữa vì chúng có nhiều năng lượng, chất béo. Để hạn chế tác hại gây béo phì của sữa thì tuyệt đối không nên cho bé uống trước khi đi ngủ, hoặc sau 8 giờ tối.

Giải quyết triệt để vấn đề con chán sữa?

(Kiến Thức) - Con bạn không chịu uống sữa, làm sao để dụ trẻ uống đủ  lượng sữa cần thiết? 

Các bậc phụ huynh thường bỏ rất nhiều công sức và thời gian để rèn cho con một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng; nhưng lại thường kém để ý hơn ở phần thức uống. Dù bạn có vất vả trong việc tập cho con ăn rau thế nào, dù mọi người có thán phục việc con bạn ăn giỏi hơn những đứa trẻ cùng trang lứa ra sao, nếu không quan tâm đến những thứ con uống thì rất sớm thôi, bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc.

Những kiểu cho con ăn "ngốc nghếch" của mẹ Việt

(Kiến Thức) - Rất nhiều cha mẹ vì quá yêu con mà vô tình lại chăm sóc trẻ không đúng cách làm trẻ khó phát triển. 

Ưu tiên đạm quá nhiều. Nhiều mẹ nghĩ, đạm tốt nên khi nấu ăn cho bé cho thật nhiều chất đạm. Tuy nhiên, đạm nhiều sẽ làm cho trẻ khó tiêu hóa và có khi nó còn gây tác dụng ngược.
Ưu tiên đạm quá nhiều. Nhiều mẹ nghĩ, đạm tốt nên khi nấu ăn cho bé cho thật nhiều chất đạm. Tuy nhiên, đạm nhiều sẽ làm cho trẻ khó tiêu hóa và có khi nó còn gây tác dụng ngược. 
Ăn dặm không đúng độ tuổi. Mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm hoặc quá nhiều hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và còn gây ra chứng không chóng lớn. Trẻ ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa.
 Ăn dặm không đúng độ tuổi. Mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm hoặc quá nhiều hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và còn gây ra chứng không chóng lớn. Trẻ ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa.