“Không ai muốn từ chức cả!“

(Kiến Thức) - Việc từ chức sao mà khó thế. Nhiều lãnh đạo yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ... vẫn không tự giác từ chức, cố ý giữ ghế "cố đấm ăn xôi".

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trở về lịch sử thời phong kiến nước ta trước năm 1945, những quan lại từ cấp Huyện trở lên đến Triều đình, những chức dịch ở nông thôn (Xã - Tổng) nếu người nào mà có những khuyết điểm, không làm được việc hoặc lợi dụng chức quyền để tham nhũng tiền bạc gây hậu họa cho nhân dân, bị nhân dân oán thán, cấp trên quở mắng thì lập tức phải từ chức "về vườn" giữ nguyên được chức vụ về sau, nếu không chịu từ chức thì buộc phải cách chức, nặng hơn thì xử lý pháp luật, sẽ không còn lưu giữ được chức vụ đó nữa.
Ngày nay, việc từ chức của ta sao mà khó thế, những cán bộ lãnh đạo từ cấp cơ sở trở lên mặc dù năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm sai lầm khuyết điểm lớn bị nhân dân chỉ trích phẫn nộ, cấp trên nhắc nhở mà vẫn chưa chịu từ chức, hoặc báo chí đã phanh phui nói thẳng, mà vẫn không tự giác từ chức, mọi người bảo thế là cố ý giữ ghế "cố đấm ăn xôi".
Tôi đề nghị Quốc hội, Nhà nước ta nên có một nghị quyết đề ra các tiêu chí từ chức, những cán bộ lãnh đạo từ cấp cơ sở trở lên đến trung ương, vì năng lực yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ, trong hành động có những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, làm tổn hại đến sinh mệnh, tài sản của nhân dân, bị nhân dân oán trách sẽ phải từ chức để người khác lên làm việc, nếu cố thủ giữ ghế, tổ chức phải có biện pháp như điều động làm việc khác hoặc cách chức không cho làm việc đương quyền.
Có làm được mạnh mẽ như vậy, việc từ chức sẽ được đề cao, bộ máy công quyền được đổi mới, hoạt động mạnh mẽ hơn để làm trọn nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

Vạch trần chiến lược “gọng kìm” TQ bảo vệ giàn khoan, đối phó tàu VN

(Kiến Thức) - Khi tàu Việt Nam cơ động tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981, các tàu Trung Quốc liền triển khai thế gọng kìm hung hăng ngăn cản...

Khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan không có dầu mỏ, ít khí đốt

(Kiến Thức) - Việt Nam từng thuê chuyên gia Mỹ nghiên cứu tiềm năng dầu khí tại đây. Theo đó, quần đảo Hoàng Sa chỉ có một ít khí đốt tự nhiên và hoàn toàn không có dầu mỏ...

Tại cuộc họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981  xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 7/5 tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có những phân tích khá chi tiết về nguồn tài nguyên, khả năng khai thác dầu khí ở vùng biển mà Trung Quốc đưa giàn khoan vào.

Việt Nam khởi kiện, Trung Quốc sẽ “mất cả chì lẫn chài”

(Kiến Thức) - Hãy chớp thời cơ “có một không hai” này để khởi kiện, “bắn một mũi tên trúng hai đích”: thắng về pháp lý trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, đồng thời giành lại Hoàng Sa.

Liên quan đến vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Kiến Thức xin giới thiệu bài viết của TS Trần Đình Bá về việc Việt Nam có nên khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không. 
Chúng ta đang quá lãng phí thời gian tranh luận, lặp đi lặp lại cả triệu lần về “Việt Nam có đầy đủ quyền chủ quyền – quyền tài phán. Phía Trung Quốc vẫn đáp trả trơ tráo cả triệu lần như thế. Điều Tổ quốc cần lúc này là phải hành động ngay bằng việc làm thiết thực là khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để tiết kiệm xương máu - sức dân, chứng minh tài ngoại giao, đấu tranh pháp lý và bản lĩnh trí tuệ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.