Khôn lường trị ung thư bằng mãng cầu xiêm

(Kiến Thức) - Mới đây tòa soạn nhận được thư của bạn đọc hỏi về thông tin quả mãng cầu xiêm có tác dụng chữa ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên dùng loại quả này trị bệnh chứ đừng nói gì trị ung thư.

Theo BS Hoàng Xuân Đại, chuyên gia Bộ Y tế cho biết, thành phần dinh dưỡng trong 100g phần thịt của trái mãng cầu xiêm bỏ hạt chứa: Calories 53.1 - 61.3, chất đạm 1g, béo 0.97g, chất xơ 0.79g, canxi 10.3mg, sắt 0.64mg,  magiê 21mg, phospho 27.7mg, potassium 287mg, sodium 14mg, beta-carotene (A) 2 IU, thiamine 0.110mg, riboflavine 0.050mg, niacin 1.280mg, pantothenic axit 0.253mg, pyridoxine 0.059mg,vitamin C 29.6mg. Hoạt tính diệt các tế bào của một số loại ung thư có trong mãng cầu xiêm là nhóm hợp chất có tên là annonaceous acetogenins. Theo các nghiên cứu nhóm hợp chất này có thể tiêu diệt các tế bào của 12 loại ung thư như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư tuyến tụy... nhưng chưa có thử nghiệm lâm sàng.
Trong mãng cầu xiêm là nhóm hợp chất có tên annonaceous acetogenins.
Trong mãng cầu xiêm là nhóm hợp chất có tên annonaceous acetogenins. 
BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103 cũng cho biết, công bằng mà nói, quả mãng cầu xiêm có tác dụng chống ung thư thật song có tác dụng nhưng không có nghĩa là thứ quả này có thể được dùng để điều trị ung thư. Người ta đã phân tích và chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học trong quả mãng cầu xiêm và thấy, loại quả này có một hoạt chất đáng chú ý là acetogenin. Chất này có trong lá cây, rễ cây, hạt và vỏ cây, một lượng nhỏ trong quả. 
Chất acetogenin có tác dụng gây độc tế bào, làm tế bào bị chết, do đó các tế bào ung thư bị tiêu diệt. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ung thư như thế nào thì vẫn chưa được thử nghiệm trên người. Khác xa với cây dừa cạn, có chứa vincristin, là một hoạt chất được sử dụng và chiết xuất ra thuốc chống ung thư rất rõ ràng.
Vì vậy, theo BS Yên Lâm Phúc, do chưa có bằng chứng nghiên cứu trên người, mới chỉ nghiên cứu về tác dụng của chất acetogenin nên chúng ta chưa thể dùng thứ quả này chữa ung thư được. 
BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khẳng định, trong Đông y không dùng quả mãng cầu xiêm để trị bệnh chứ đừng nói gì trị ung thư. Vì vậy, khi có bệnh vẫn cần đến bác sĩ điều trị, chớ nghe tin đồn thổi kẻo nguy hiểm tới tính mạng. 

Đậu nành trị ung thư

 

Theo PGS.TS Lê Trần Ngoan, trường Đại học Y Hà Nội: Chất isoflavones trong đậu nành bao gồm các hợp chất hữu cơ với nhiều tác dụng đối với phụ nữ như bảo vệ cơ thể chống lại ung thư vú, các triệu chứng mãn kinh, bệnh tim và loãng xương. Cụ thể, những nghiên cứu gần đây đã tìm thấy rằng chất isoflavones trong đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh như nóng bừng mặt và tăng mật độ xương ở phụ nữ.

Quan trọng hơn, isoflavones giúp chống lại các tế bào ung thư tương tự điều trị ung thư bằng thuốc. Trong đó, nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung được đánh giá cao. Phụ nữ ăn các sản phẩm đậu nành và các loại thực phẩm khác giàu isoflavones làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung 54%. 

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU

Người đẹp “chân dài” dễ bị ung thư

(Kiến Thức) - Chân dài là khát khao của phái đẹp, song nhiều người chân ngắn hẳn vui mừng khi biết rằng, độ dài của chân tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Dịch tễ ung thư của Hiệp hội Ung thư Mỹ, phụ nữ có chân dài có nguy cơ bị bệnh ung thư lớn hơn so với phụ nữ có kích thước chân vừa hoặc ngắn hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chiều cao là một trong những dấu hiệu đầu tiên về tăng nguy cơ gây ung thư chứ không phải là tác nhân chính.

Kỳ lạ em bé có "mông khổng lồ"

(Kiến Thức) - Ngày 1/8, bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp cùng BS McKinnon đã phẫu thuật thành công cho một ca bị loạn sản mô bẩm sinh.

Ngày 1/8, TS.BS Trương Quang Định, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp cùng BS McKinnon đã phẫu thuật thành công cho một ca bị loạn sản mô bẩm sinh, khiến các mô ăn vào hệ mạch máu, hệ bạch huyết, vùng lưng, 2 mông và hông bên phải. 
Bệnh nhi Đặng Thanh Bình (4 tuổi, ngụ tỉnh Long An) bị loạn sản mô bẩm sinh nên từ nhỏ đến nay nên đã phải đi khám và điều trị ở nhiều bệnh viện từ Nam ra Bắc nhưng không có kết quả. Lần này, Thanh Bình được tổ chức Quỹ tài trợ VinaCapital Foundation giới thiệu ca với TS.BS Định và gửi hồ sơ bệnh án của Thanh Bình đến BS McKinnon để 2 bên cùng phối hợp phẫu thuật cho bệnh nhi.