Kho báu 3.000 năm tuổi của triều đại vô danh ở Trung Quốc

Kho báu bằng vàng 3.000 năm tuổi được phát hiện ở Trung Quốc có thể viết lại lịch sử nhân loại.

Hôm thứ Bảy (20/3), các nhà khảo cổ Trung Quốc đã công bố một số hiện vật mới được khai quật từ di chỉ Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1929, Tam Tinh Đôi là một trong những di tích cổ đại quan trọng nhất được tìm thấy trong thế kỷ 20.

Một cuộc khai quật lớn bắt đầu vào năm 2019 đã tìm thấy hơn 500 cổ vật được làm từ gốm sứ, vàng, đồng, ngọc bích và ngà voi với niên đại 3.000 năm. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến chiếc mặt nạ bằng vàng bí ẩn được phát hiện tại một điểm tổ chức nghi lễ hiến tế.

Kho bau 3.000 nam tuoi cua trieu dai vo danh o Trung Quoc

Mặt nạ bằng vàng khổng lồ được tìm thấy ở di chỉ Tam Tinh Đôi.

Theo China.org.cn, điều khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên nhất là kích thước của chiếc mặt nạ: rộng 23 cm và cao 28 cm. Dù chỉ còn lại khoảng một nửa, tính đến thời điểm hiện tại, đây là chiếc mặt nạ lớn nhất được tìm thấy trong giai đoạn sơ khai của nền văn minh Trung Quốc, với trọng lượng 280 gram. Theo Lei Yu, đến từ Viện Nghiên cứu Khảo cổ và Di tích Văn hóa tỉnh Tứ Xuyên, chỉ đạo công việc khai quật ở Tam Tinh Đôi, ước tính toàn bộ chiếc mặt nạ có thể nặng hơn 500 gram.

Chiếc mặt nạ được làm bằng vàng lá, có phần mũi nhô cao với cạnh sắc ở đầu. Về cơ bản, nó có cùng kích thước với các tác phẩm điêu khắc hình đầu người được khai quật từ cùng một địa điểm – hầm tế thần số 1. Do đó, các nhà khảo cổ tin rằng, ban đầu nó được gắn vào mặt của một tác phẩm điêu khắc hình đầu. Theo Bảo tàng Tam Tinh Đôi, mặt nạ vàng tương tự được khai quật tại hầm tế thần số 2 từ trước, nhưng bị hư hại nghiêm trọng. Cụ thể, hai đầu đồng đắp mặt nạ lá vàng được khai quật từ hầm tế thần số 2 vào năm 1986.

Kho bau 3.000 nam tuoi cua trieu dai vo danh o Trung Quoc-Hinh-2

Một trong những tác phẩm điêu khắc hình đầu được dát vàng ở mặt.

Các nhà khảo cổ nhận định, đôi mắt và lông mày của chiếc mặt nạ mới phát hiện được khoét rỗng một cách tinh xảo, tạo cảm giác trang trọng và tôn nghiêm. Chúng rất có thể tượng trưng cho chính quyền hoặc những nhân vật cấp cao nhất vào thời kỳ đó.

Một số chuyên gia cho rằng, chiếc mặt nạ thuộc về Cổ Thục - quốc gia có lãnh thổ ở vùng Tứ Xuyên, tồn tại từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế đến nửa cuối thời Chiến Quốc, trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Từ chiếc mặt nạ cho thấy, người Cổ Thục có thói quen xỏ lỗ tai và tôn thờ vàng.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, chiếc mặt nạ cùng các món cổ vật khác đến từ một nền văn minh thịnh vượng nhưng chưa từng xuất hiện trong sử sách. Họ cho rằng, chất lượng và sự khéo kéo của các món cổ vật trên vượt xa những món đồ được làm cùng thời ở các vùng khác của Trung Quốc, bao gồm cả trung tâm của triều đại nhà Thương xung quanh đồng bằng sông Hoàng Hà.

Kho bau 3.000 nam tuoi cua trieu dai vo danh o Trung Quoc-Hinh-3

Có nhiều ý kiến về xuất xứ của món cổ vật.

Zhao Congcang, nhà khảo cổ học của Đại học Tây Bắc ở Tây An, cho biết, rất sửng sốt khi nhìn thấy các món cổ vật mới phát hiện. Theo ông, một số món giống với các vật dụng được tìm thấy ở các vùng dọc theo sông Dương Tử và Đông Nam Á. Điều này cho thấy, triều đại vô danh không hề bị cô lập, mà còn giao lưu rộng rãi với nhiều khu vực.

Một số nhà khảo cổ nhận thấy chiếc mặt nạ có nhiều điểm tương đồng với mặt nạ bằng vàng được tìm thấy ở khu khai quật Kim Sa (Thành Đô, Tứ Xuyên). Từ đó, nhiều câu hỏi được đặt ra về mối liên hệ giữa nền văn minh ở Tam Tinh Đôi và Kim Sa.

Kho báu cổ của người Mông ẩn mình trong thiên đường mây

Ẩn mình trong “Thiên đường mây” Tà Xùa là rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi của đồng bào người Mông. Vài năm gần đây, rừng chè cổ trở thành “khó báu” cổ giúp họ thoát nghèo, vươn lên thành những triệu phú.

Làm giàu từ rừng chè cổ

Văn Phú - Invest đưa kho báu của nhà điêu khắc Lê Công Thành vào đời sống

(Kiến Thức) - Đợt Hà Nội trong những ngày giãn cách xã hội, họa sỹ Nguyễn Thị Kim Thái gọi điện, nhắc về giỗ đầu chồng bà - nhà điêu khắc Lê Công Thành và rủ đi xem tượng ông được đặt ở một số dự án của Văn Phú - Invest. 

Van Phu - Invest dua kho bau cua nha dieu khac Le Cong Thanh vao doi song
Tác phẩm của nhà điêu khắc Lê Công Thành tại Căn hộ dịch vụ khách sạn Oakwood Residence Hanoi của chủ đầu tư Văn Phú - Invest. 
Hơn một năm sau ngày nhà điêu khắc Lê Công Thành ra đi, họa sỹ Nguyễn Thị Kim Thái vẫn chưa nguôi nỗi nhớ chồng. Một đời lụi cụi bên ông, sẽ sàng nâng giấc cả những thất thường đồng bóng của chồng, bà làm vợ, làm học trò, đồng nghiệp, làm thư ký, y tá, giúp việc… nhẫn nại và bao dung, tất cả để Lê Công Thành có một tâm thế tự do khoáng đạt nhất dành cho sáng tạo. Giữa bối cảnh xã hội nhiều năm tháng, điêu khắc Việt Nam gần như được đồng nghĩa với hệ thống tượng đài ngoài trời thuần cảm hứng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Lê Công Thành xuất hiện giống một lập dị cá tính. Sau tượng đài Chiến thắng Núi Thành mà ông chỉ đạo thi công ở quê nhà Quảng Nam Đà Nẵng, rồi bị ngã từ giàn giáo cao mấy chục mét xuống đất, thoát chết, từ đó ông cũng thoát xác thành một con người khác hẳn.

Nhặt khúc gỗ xấu xí vứt ngoài vườn, 5 năm sau mới biết là kho báu hơn 60 tỷ

Nhìn bề ngoài trông chẳng khác gì một thân gỗ mục nát nhưng giá trị của nó thật sự vô cùng quý giá, vốn được sử dụng cho giới hoàng gia Trung Quốc.

Truyền thông địa phương đưa tin một khúc gỗ quý hiếm 600 năm tuổi từng được dành riêng cho việc sử dụng của hoàng gia đã được tìm thấy tại sân sau của một nhà máy sản xuất đồ nội thất ở miền trung Trung Quốc.