Khi không ăn chay, trì chú niệm Phật được không?

Tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá, điều ấy đúng không?

HỎI: Tôi ở nước ngoài, hiện đang đi học nên cũng chưa thuận duyên để ăn chay trường. Tôi có thói quen đọc chú Đại bi mọi lúc, mọi nơi, ngay cả đi xe bus cũng đọc. Hôm qua tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá. Vậy điều ấy đúng không? Tôi nhớ hồi còn bé đi chùa có nghe nói về một câu thần chú “tịnh khẩu nghiệp”, đọc ba lần sau khi ăn thịt cá thì có thể trì chú hay niệm Phật bình thường. Có thể cho tôi câu thần chú ấy được không?
(QUẢNG DƯƠNG, hakangyulnt@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Quảng Dương thân mến!
Người Phật tử được khuyến nghị mỗi tháng nên ăn chay ít nhất hai ngày, trung bình là bốn ngày, nếu nhiều hơn thì càng tốt. Trong hai hoặc bốn ngày ăn chay (14, 15 và 30, mùng 1 âm lịch) thì cần đến chùa dự các khóa lễ sám hối tội chướng, cầu nguyện an lành.
Khi khong an chay tri chu, niem Phat duoc khong?
 Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên, không phải đợi đến ngày ăn chay và đi chùa mới tu, ngoài những ngày kể trên, người Phật tử cần miên mật tu niệm mọi lúc, mọi nơi. Do đó, vào những ngày không ăn chay, bạn vẫn trì chú, tụng kinh, niệm Phật bình thường, không có gì phải kiêng kỵ hay trở ngại cả. Ai đó nói rằng “không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá” là không đúng với quan điểm tu học của đạo Phật.
Vì lẽ đó bạn cũng không cần tìm đọc câu thần chú giúp “tịnh khẩu nghiệp” mà vẫn tu tập trì chú, niệm Phật mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Kết hôn khác tôn giáo

Không phải vì kết hôn với một người khác tôn giáo với mình mà mình không có hạnh phúc. Quan niệm này xét thấy thật không hợp lý lắm.

Vấn đề tình cảm hôn nhân, đối với xã hội ngày nay nó không còn định hình thủ cựu như ngày xưa nữa. Những phong tục lễ nghi tùy theo mỗi thời đại mà có sự thay đổi biến thể khác nhau. Chúng ta chỉ nên duy trì những lễ nghi phong tục nào, xét thấy còn mang tính thuần phong mỹ tục đặc trưng cho bản sắc dân tộc và khế hợp với thời đại khoa học
Hỏi: Kính thưa thầy, gia đình con có truyền thống tu theo đạo Phật. Ông bà cha mẹ con đều là những người theo đạo Phật. Con cũng đã Quy y Tam bảo và đã trở thành một phật tử. Nhưng con có quen với một người bạn gái theo đạo Thiên Chúa. Chúng con định kết hôn với nhau. Nhưng khi biết được, ba mẹ con không đồng ý cho con kết hôn với người bạn gái đó.

Nghiệm Lời Phật qua một câu dân gian

“Ăn mày là ai, ăn mày là TA, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày”, nghe lâu rồi và cũng có hiểu nhưng chưa sâu sắc như sau này. 

“Ăn mày là ai, ăn mày là TA, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày”, nghe lâu rồi và cũng có hiểu nhưng chưa sâu sắc như sau này, lúc đã có duyên học Phật một chút mới thấy câu ấy mênh mang ý tứ, hàm ẩn nhiều, ý nghĩa giáo dục theo tinh thần con nhà Phật rất cao.