Khám phá khó tin về thính giác các loài hoa

Thực vật cũng có phản ứng với các âm thanh khác, trong đó có cả âm thanh do con người tạo nên và điều này nhiều khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc tương tác giữa các bông hoa và côn trùng hút mật.

Những nghiên cứu khoa học trước đây đã cho chúng ta thấy cách thực vật phản ứng với ánh sáng (thị giác), khi được kích thích cơ học (xúc giác) và khi tiếp xúc với hóa chất bay trong không khí (khứu giác).
Kham pha kho tin ve thinh giac cac loai hoa
Vườn hoa anh thảo tuyệt đẹp ở Israel. (Ảnh: Bored Panda). 
Còn trong một nghiên cứu mới đăng trên báo Haaretz, các nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv Israel) lại cho thấy phát hiện mới về thính giác của các loài hoa, cũng như sự tương hỗ giữa những bông hoa và các loài côn trùng hút mật.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Israel được thực hiện đối với các bông hoa anh thảo nở ban đêm, cho thấy khi được ong và bướm đêm vây quanh, những bông hoa này sản xuất phấn hoa nhanh hơn, đồng thời hàm lượng đường trong phấn hoa được gia tăng đáng kể chỉ trong vòng 3 phút.
Theo các nhà khoa học, phản ứng nói trên của thực vật chỉ diễn ra khi tiếp cận âm thanh vo ve của côn trùng, khiến cánh hoa có độ rung phù hợp. Hiện tượng tăng lượng đường trong mật hoa sẽ không xảy ra khi thực vật tiếp xúc với âm thanh có tần số cao hơn những loài thụ phấn.
Giới nghiên cứu cũng cho rằng thực vật cũng có phản ứng với các âm thanh khác, trong đó có cả âm thanh do con người tạo nên và điều này nhiều khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc tương tác giữa các bông hoa và côn trùng hút mật.
Đây được xem là một phát hiện quan trọng, góp phần hữu ích cho ngành công nghiệp sản xuất mật hoa, đồng thời có thể mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực nghiên cứu sự tiến hóa của thực vật và côn trùng.

Rắn cực độc tử chiến nhện độc không kém và kết quả "choáng"

(Kiến Thức) - Cuộc chiến diễn ra rất dữ dội khốc liệt bởi cả hai đều là những động vật sở hữu nọc độc cực mạnh. Kết quả, kẻ chiến thắng cuối cùng lại là con nhện lưng đỏ, đối thủ có kích thước, sức lực khiêm tốn hơn hẳn rắn cực độc.

Australia nổi tiếng là nơi có rất nhiều sinh vật đặc hữu có độc tính cực cao. Mới đây, một người phụ nữ ở Australia đã bất ngờ phát hiện hai con vật cực độc là rắn cực độc và nhện lưng đỏ chiến đấu với nhau, kết quả cuộc chiến khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.
Theo thông tin đăng tải, cô Robyn McLenan, sống tại Myrtleford, Victoria, Australia trong lúc đi vòng quanh nhà đã phát hiện cảnh tượng rất hiếm thấy, một con rắn nâu nhỏ đang kịch chiến với nhện lưng đỏ.

Mê mẩn tưởng hòn sỏi lạ, thì ra là loài hoa kỳ lạ

(Kiến Thức) - Loài hoa kỳ lạ này chính là loài hoa sỏi đá, thoạt nhìn, ai cũng tưởng đó chính là những viên sỏi có màu xanh hấp dẫn, nhưng kỳ thực chúng là những bông hoa làm ai cũng kinh ngạc.

Me man tuong hon soi la, thi ra la loai hoa ky la
Loài hoa sỏi đá này có tên tiếng Anh là Lithops, một chi thực vật có hoa trong họ Aizoaceae. Loài hoa kỳ lạ này còn được gọi bằng một số tên khác như sinh thạch, ngọc đầu thạch, sen đá, xương rồng, hải thạch lan, hoa đá, hoa sỏi.

Kỳ thú nhái bầu hoa bé nhưng rất “to mồm” ở VN

(Kiến Thức) - Nhái bầu hoa là loài lưỡng cư nổi tiếng với tiếng kêu và vang xa so với đa số các loài nhái dù kích thước chỉ nhỏ bằng hai ngón tay người lớn. Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Lâm Đồng.
 

Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN
 Nhái bầu hoa có tên khoa học là Microhyla ornata. Đặc điểm dễ nhận biết của loài lưỡng cư này là các dấu mũi tên điển hình trên lưng của chúng. Ảnh: wikipedia.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-2
 Nhái bầu hoa thường có màu vàng nhạt với các miếng vá màu nâu sẫm, thân dài 18m - 28mm, màu nâu xám, trên lưng có những đốm dạng nâu sẫm. Ảnh: wikipedia.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-3
 Nhái bầu hoa có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-4
 Thức ăn chủ yếu của nhái bầu hoa là kiến, mối, côn trùng đất. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-5
 Trên thế giới, nhái bầu hoa phân bố ở Nepal, bán đảo Ấn Độ và đảo Andaman và Nicobar, Sri Lanka và Bangladesh. Ảnh: vncreatures.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-6
 Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Ảnh: biosch.
Ky thu nhai bau hoa be nhung rat “to mom” o VN-Hinh-7
 Môi trường sống của nhái bầu hoa rất khác nhau, từ vùng đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới đến khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng lá rộng khô nhiệt đới...Ảnh: biosch.

Mời quý vị xem video: Hài hước những loài động vật vui nhộn