Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Khám phá cực bất ngờ về phụ nữ nhà Đường

19/01/2015 06:00

(Kiến Thức) - Thực tế, chuyện phụ nữ thời Đường được tự do hôn nhân không hẳn là đa số. Những khám phá sau đây sẽ hé mở nhiều sự thật thú vị.

Tuyết Mai (theo Sina)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, triều Đường là thời kì đỉnh cao của sự phát triển về văn hóa. Đương thời, cho dù là tốc độ phát triển kinh tế hay chỉ hệ tư tưởng hay văn hóa đều đứng hàng đầu thế giới. Đây là thành quả của sự phát triển rực rỡ có sự giao thoa qua hàng trăm năm giữa văn hóa du mục của các dị tộc vùng phương Bắc và nền văn hóa ở Trung Nguyên.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, triều Đường là thời kì đỉnh cao của sự phát triển về văn hóa. Đương thời, cho dù là tốc độ phát triển kinh tế hay chỉ hệ tư tưởng hay văn hóa đều đứng hàng đầu thế giới. Đây là thành quả của sự phát triển rực rỡ có sự giao thoa qua hàng trăm năm giữa văn hóa du mục của các dị tộc vùng phương Bắc và nền văn hóa ở Trung Nguyên.
Chính vì thế, quan niệm truyền thống về tự do hôn nhân và coi trọng địa vị của phụ nữ trong xã hội của các tộc người phương Bắc đã ảnh hưởng lớn đến quan niệm hôn nhân nhà Đường. Ngay thời kì đầu nhà Đường, dư luận xã hội, quy định pháp luật hay luân lí đạo đức đều có cái nhìn rất khoan dung, cởi mở về việc phụ nữ tái hôn.
Chính vì thế, quan niệm truyền thống về tự do hôn nhân và coi trọng địa vị của phụ nữ trong xã hội của các tộc người phương Bắc đã ảnh hưởng lớn đến quan niệm hôn nhân nhà Đường. Ngay thời kì đầu nhà Đường, dư luận xã hội, quy định pháp luật hay luân lí đạo đức đều có cái nhìn rất khoan dung, cởi mở về việc phụ nữ tái hôn.
Từ sau Lưỡng Hán, những quy định xã hội đối với vấn đề phụ nữ tái hôn đã bắt đầu có xu hướng nghiêm ngặt hơn, đến thời kì Nam Bắc triều, tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc thiểu số, nhưng xã hội vẫn đề cao những tấm gương “trinh tiết liệt nữ”. Phải đến đến nhà Đường, quan niệm này dần dần thay đổi và được xã hội hóa.
Từ sau Lưỡng Hán, những quy định xã hội đối với vấn đề phụ nữ tái hôn đã bắt đầu có xu hướng nghiêm ngặt hơn, đến thời kì Nam Bắc triều, tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc thiểu số, nhưng xã hội vẫn đề cao những tấm gương “trinh tiết liệt nữ”. Phải đến đến nhà Đường, quan niệm này dần dần thay đổi và được xã hội hóa.
Nguyên nhân của sự thay đổi này chính là do sự thịnh vượng chưa từng có về văn hóa của xã hội nhà Đường. Mọi người đã có cái nhìn thoáng hơn về việc tuyệt hậu (không có con nối dõi). Đây chính là tư tưởng chưa từng có trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ. Thời kì hưng thịnh nhất của triều Đường, địa vị của phụ nữ trong xã hội cũng được đề cao rất rõ. Đây chính là điều mà các triều đại trước và sau không thể so sánh kịp.
Nguyên nhân của sự thay đổi này chính là do sự thịnh vượng chưa từng có về văn hóa của xã hội nhà Đường. Mọi người đã có cái nhìn thoáng hơn về việc tuyệt hậu (không có con nối dõi). Đây chính là tư tưởng chưa từng có trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ. Thời kì hưng thịnh nhất của triều Đường, địa vị của phụ nữ trong xã hội cũng được đề cao rất rõ. Đây chính là điều mà các triều đại trước và sau không thể so sánh kịp.
Thời kì tiền, trung của triều Đường, việc phụ nữ lâm triều tham gia các việc chính sự không còn là điều mới mẻ. Võ Thị Cao Tông (Võ Tắc Thiên), Vi thị Trung Tông (Vi hoàng hậu), Trương thị Túc Tông đều là những người phụ nữ nắm thực quyền chấp chính trong tay và có quyền lực mạnh trong triều. Đặc biệt, Võ thị sau này đã trở thành nữ hoàng đế duy nhất của Trung Quốc.
Thời kì tiền, trung của triều Đường, việc phụ nữ lâm triều tham gia các việc chính sự không còn là điều mới mẻ. Võ Thị Cao Tông (Võ Tắc Thiên), Vi thị Trung Tông (Vi hoàng hậu), Trương thị Túc Tông đều là những người phụ nữ nắm thực quyền chấp chính trong tay và có quyền lực mạnh trong triều. Đặc biệt, Võ thị sau này đã trở thành nữ hoàng đế duy nhất của Trung Quốc.
Sau khi xưng đế, Võ Tắc Thiên công khai lập "tiên hạc các" tương đương như “ tam cung lục viên” của các ông hoàng thực thụ. Dưới thời bà trị vì, quyền lợi của phụ nữ được đề cao. Phụ nữ không bị coi là nô dịch hay bị khinh rẻ coi thường, cũng không còn là nô lệ tình dục của các ông chồng hoang dâm, hay chỉ đơn thuần là cái máy đẻ nhằm nối dõi cho dòng tộc. Phụ nữ đã biết sống vì mình, biết chăm sóc cho bản thân hơn.
Sau khi xưng đế, Võ Tắc Thiên công khai lập "tiên hạc các" tương đương như “ tam cung lục viên” của các ông hoàng thực thụ. Dưới thời bà trị vì, quyền lợi của phụ nữ được đề cao. Phụ nữ không bị coi là nô dịch hay bị khinh rẻ coi thường, cũng không còn là nô lệ tình dục của các ông chồng hoang dâm, hay chỉ đơn thuần là cái máy đẻ nhằm nối dõi cho dòng tộc. Phụ nữ đã biết sống vì mình, biết chăm sóc cho bản thân hơn.
Phụ nữ đã tham gia quan trường, thậm chí đảm nhiệm chức quan lớn trong triều như Thượng Quan Uyển Nhi và điều quan trọng hơn là họ có thể hưởng sự tự do hôn nhân mà trước giờ chưa từng có trong lịch sử nặng tư tưởng nam quyền. Việc cải giá, tái hôn cũng không còn là điều mới mẻ, nhưng xét cho cùng cũng không phải là trào lưu tự do của mọi tầng lớp trong xã hội.
Phụ nữ đã tham gia quan trường, thậm chí đảm nhiệm chức quan lớn trong triều như Thượng Quan Uyển Nhi và điều quan trọng hơn là họ có thể hưởng sự tự do hôn nhân mà trước giờ chưa từng có trong lịch sử nặng tư tưởng nam quyền. Việc cải giá, tái hôn cũng không còn là điều mới mẻ, nhưng xét cho cùng cũng không phải là trào lưu tự do của mọi tầng lớp trong xã hội.
Trên thực tế, hiện tượng phụ nữ tái hôn ở đời Đường không thể đại biểu cho toàn bộ phụ nữ trong xã hội nhà Đường. Việc “ cải giá, tái hôn” chỉ hiện tượng phổ thông lưu hành trong một bộ phận nhỏ giới quý tộc, hoàng thất.
Trên thực tế, hiện tượng phụ nữ tái hôn ở đời Đường không thể đại biểu cho toàn bộ phụ nữ trong xã hội nhà Đường. Việc “ cải giá, tái hôn” chỉ hiện tượng phổ thông lưu hành trong một bộ phận nhỏ giới quý tộc, hoàng thất.
Dư luận chủ yếu của xã hội thời bấy giờ vẫn là tinh thần tuân theo lí trí đề xướng quan điểm nam nữ đúng với tam cương ngũ thường, cổ vũ trinh tiết và thủ tiết. Theo kết quả khảo chứng của Giáo sư Trương Quốc Cương khi tiến hành khai quật mộ nhà Đường, phần lớn phụ nữ thời bấy giờ chọn cách làm quả phụ không tái hôn sau khi chồng đã chết.
Dư luận chủ yếu của xã hội thời bấy giờ vẫn là tinh thần tuân theo lí trí đề xướng quan điểm nam nữ đúng với tam cương ngũ thường, cổ vũ trinh tiết và thủ tiết. Theo kết quả khảo chứng của Giáo sư Trương Quốc Cương khi tiến hành khai quật mộ nhà Đường, phần lớn phụ nữ thời bấy giờ chọn cách làm quả phụ không tái hôn sau khi chồng đã chết.
Trong hơn 3.000 mộ chí được thu thập trong "Đường đại mộ chí hối biên” và “ Độc biên”, số phụ nữ mà cải giá chiếm có 10 trường hợp, những trường hợp ghi chép rõ ràng về việc thủ tiết thờ chồng lên đến 264 trường hợp, thậm chí có những người phụ nữ đã thủ tiết thờ chồng trong suốt hơn 80 năm. Những người phụ nữ này cũng không được thanh nhàn tự tại như chúng ra nghĩ. Ngược lại phần lớn những quả phụ đều phải gánh những trọng trách nặng nề như nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ chồng, lo việc gia đình; cũng có một số phụ nữ sau khi đoạn tang chồng thì quay về nhà mẹ đẻ sống cùng ruột thịt nhà mình, nhưng cuộc sống cũng không phải là thoải mái gì, mọi sinh hoạt cơm áo gạo tiền đều phải lo toan.
Trong hơn 3.000 mộ chí được thu thập trong "Đường đại mộ chí hối biên” và “ Độc biên”, số phụ nữ mà cải giá chiếm có 10 trường hợp, những trường hợp ghi chép rõ ràng về việc thủ tiết thờ chồng lên đến 264 trường hợp, thậm chí có những người phụ nữ đã thủ tiết thờ chồng trong suốt hơn 80 năm. Những người phụ nữ này cũng không được thanh nhàn tự tại như chúng ra nghĩ. Ngược lại phần lớn những quả phụ đều phải gánh những trọng trách nặng nề như nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ chồng, lo việc gia đình; cũng có một số phụ nữ sau khi đoạn tang chồng thì quay về nhà mẹ đẻ sống cùng ruột thịt nhà mình, nhưng cuộc sống cũng không phải là thoải mái gì, mọi sinh hoạt cơm áo gạo tiền đều phải lo toan.
Cái gọi là “hoàn toàn tự do hôn nhân” cũng chỉ là trò chơi của giới thượng lưu, quý tộc, còn lại thì phụ nữ trong thiên hạ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lễ giáo phong kiến. Nhìn từ cuộc sống của các quả phụ này ta thấy con cái thơ dại, tuổi xuân còn trẻ, không có sự chuẩn bị nào, cho nên chọn cách cải giá cũng là không còn cách nào khác. Ngoài ra việc tái giá còn có nhân tố liên quan đến tinh thần và nhu cầu sinh lý, có những người phụ nữ không chịu đựng được sự cô đơn sau khi chồng mất mà tái giá, nhưng những quả phụ nói chung cho dù có tái giá, thì sự lựa chọn đối với họ cũng là quá ít ỏi.
Cái gọi là “hoàn toàn tự do hôn nhân” cũng chỉ là trò chơi của giới thượng lưu, quý tộc, còn lại thì phụ nữ trong thiên hạ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lễ giáo phong kiến. Nhìn từ cuộc sống của các quả phụ này ta thấy con cái thơ dại, tuổi xuân còn trẻ, không có sự chuẩn bị nào, cho nên chọn cách cải giá cũng là không còn cách nào khác. Ngoài ra việc tái giá còn có nhân tố liên quan đến tinh thần và nhu cầu sinh lý, có những người phụ nữ không chịu đựng được sự cô đơn sau khi chồng mất mà tái giá, nhưng những quả phụ nói chung cho dù có tái giá, thì sự lựa chọn đối với họ cũng là quá ít ỏi.
Bánh xe lịch sử luôn chuyển động không ngừng, nguyên khí nhà Đường hao tổn, từ thịnh sang suy, hoàng đế lại kế vị lên thay, tư tưởng lại quay lại thời trước, việc công chúa cải giá, mẫu hậu lâm triều, đàn bà chấp chính hay đăng cơ làm hoàng đế đều là những việc hiếm thấy. Vì vậy, cái nhìn thoáng hơn về việc tái hôn của phụ nữ hay nhưng đặc lệ trong phong tục tập quán xã hội, những quy định trong luật pháp trong thời kì hưng thịnh của nhà Đường không còn là hiện tượng phổ biến nữa.
Bánh xe lịch sử luôn chuyển động không ngừng, nguyên khí nhà Đường hao tổn, từ thịnh sang suy, hoàng đế lại kế vị lên thay, tư tưởng lại quay lại thời trước, việc công chúa cải giá, mẫu hậu lâm triều, đàn bà chấp chính hay đăng cơ làm hoàng đế đều là những việc hiếm thấy. Vì vậy, cái nhìn thoáng hơn về việc tái hôn của phụ nữ hay nhưng đặc lệ trong phong tục tập quán xã hội, những quy định trong luật pháp trong thời kì hưng thịnh của nhà Đường không còn là hiện tượng phổ biến nữa.

Bạn có thể quan tâm

Hyundai Stargazer giảm giá gần 30 triệu đồng có đủ sức thu hút?

Hyundai Stargazer giảm giá gần 30 triệu đồng có đủ sức thu hút?

Xe ga 125cc thiết kế hiện đại, cốp siêu rộng, ăn xăng 1,6 lít/100 km

Xe ga 125cc thiết kế hiện đại, cốp siêu rộng, ăn xăng 1,6 lít/100 km

Ông Putin nhắc chuyện Nga giúp Mỹ lập quốc

Tuyên bố bất ngờ của Thủ tướng Nhật với ông Trump về thuế quan

Bộ đôi smartphone siêu bền pin tới 10.360 mAh, giá nhỉnh 5 triệu đồng

Xe ga "cá mập con" bán tại Việt Nam với giá 24,5 triệu đồng

Audi Q6 e-tron ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 3,199 tỷ đồng

Giấc mơ thép của Elon Musk đang vỡ vụn?

Món ăn Argentina giống bánh gối Việt đến ngỡ ngàng

Cây “vạn năng” ở châu Phi: To ngang biệt thự, vừa “cứu đói” vừa “cứu rét”

Chuyên gia giải thích vì sao ngồi xe điện dễ bị say

"Lập đảng mới", tỷ phú Musk đối mặt điều gì?

Top tin bài hot nhất

Giá xe máy điện VinFast tháng 7/2025, khởi điểm từ 12 triệu đồng

06/07/2025 04:52

Xe ga "cá mập con" bán tại Việt Nam với giá 24,5 triệu đồng

06/07/2025 13:52

Sony vội vã ngừng bán Xperia 1 VII vì sự cố nghiêm trọng

06/07/2025 06:52

Audi Q6 e-tron ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 3,199 tỷ đồng

06/07/2025 13:52

Chuyên gia giải thích vì sao ngồi xe điện dễ bị say

06/07/2025 10:52

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status