Khám phá chim Giang Sen quý hiếm tại Việt Nam

Chim Giang Sen thuộc họ Hạc, là loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ, thuộc nhóm động vật cấm nuôi, kinh doanh với mọi hình thức.

Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam
Chim Giang Sen có tên khoa học là Mycteria leucocephala. Loài chim này làm tổ theo đàn trên cây, thường cùng với các loài thủy cầm khác. 
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-2
 Chim Giang Sen trưởng thành có bộ lông cánh sơ cấp, thứ cấp và đuôi màu đen có ánh lục. Chim non lông ở cổ và lưng nâu nhạt, lông bao cánh nhỏ và nhỡ màu nâu, không có vòng đen ở ngực.
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-3
Chim Giang Sen sinh sống ở những vùng nước có độ sâu thấp của các vùng đất ngập nước như hồ ao, các vùng đất lầy thụt có cỏ, bờ sông và cánh đồng trồng lúa. 
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-4
Chúng không di cư, thường di chuyển cự ly ngắn ở một số khu vực trong phạm vi phân bố để tìm kiếm thức ăn và sinh sản.
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-5
Thức ăn chủ yếu của chim Giang Sen gồm cá, ếch nhái, côn trùng. 
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-6
Chúng tìm mồi theo bầy ở các vùng nước nông dọc theo sông và hồ. 
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-7
Trên thế giới, chim Giang Sen phân bố ở Sri Lanka, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-8
Ở Việt Nam, chim Giang Sen phân bố ở vùng rừng tràm và rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. 
Kham pha chim Giang Sen quy hiem tai Viet Nam-Hinh-9
 Chim Giang Sen là loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ. Hiện nay trên thế giới chỉ còn hơn 10 ngàn con.

Kỳ lạ “vũ khúc đầu đỏ” ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Tràm Chim là một trong những vườn quốc gia đẹp ở Việt Nam sở hữu nhiều hệ sinh thái đặc trưng như quần xã sen, rừng tràm, lúa trời,… đặc biệt là nơi cư ngụ của hơn 200 chim, trong đó có sếu đầu đỏ, một tài sản thiên thiên vô giá.

Ky la “vu khuc dau do” o Vuon quoc gia Tram Chim

Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) với diện tích là khoảng 7.313ha. Nơi này được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam.   

Rừng tràm Trà Sư đẹp như tranh trong phim “Đất rừng phương Nam”

Trong bộ phim “Đất rừng phương Nam” ra mắt mới đây, khung cảnh chợ nổi ở khu rừng tràm xanh mướt, đẹp như tranh vẽ, thu hút sự chú ý của nhiều người.

“Đất rừng phương Nam” là một trong những bộ phim điện ảnh Việt Nam nhận được nhiều sự chú ý khán giả trong thời gian vừa qua. Bên cạnh nội dung phim, bối cảnh quay cũng khiến nhiều người xem thích thú. Một trong số đó là khu rừng tràm, nơi phục dựng lại khu chợ nổi miền Tây.
Không nằm ở nơi đâu quá xa xôi, địa điểm này thực chất là một cái tên quen thuộc với nhiều tín đồ du lịch, cách TP.HCM khoảng 200km, tương đương với hơn 2 giờ lái xe. Địa điểm đang được nhắc tới là Rừng tràm Trà Sư, thuộc địa phận huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Rung tram Tra Su dep nhu tranh trong phim “Dat rung phuong Nam”

Phân cảnh chợ nổi trong phim “Đất Rừng Phương Nam” tại Trà Sư (Ảnh Phim Đất rừng phương Nam)

Dù đã là một địa điểm thu hút đông đảo du khách trong khoảng vài năm trở lại đây, song khi khung cảnh Rừng tràm Trà Sư xuất hiện trên màn ảnh rộng, sự thu hút của nó còn trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Đại diện Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang chia sẻ: “Theo ghi nhận của chúng tôi, sau khi công chiếu phim ‘Đất rừng phương Nam’, nhiều khách du lịch rất tò mò và hiếu kỳ tìm về An Giang để tham quan Rừng tràm Trà Sư cũng như nhiều điểm du lịch lân cận khác. Từ đó lượng khách du lịch quả thực tăng đáng kể”.

Rừng tràm đẹp nhất thuộc địa phận tỉnh nào?

Rừng tràm Trà Sư luôn khiến du khách tham quan phải đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

Năm 2020, rừng tràm Trà Sư (tỉnh An Giang) được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi.

Nằm cách thành phố Châu Đốc, An Giang khoảng 30 km về phía Tây Nam và thành phố Long Xuyên khoảng 60 km, rừng tràm Trà Sư có diện tích 845ha vùng lõi và 643 ha vùng đệm nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan năm 2005. Trà Sư được xem như là nhà, là nơi sinh sống của nhiều loại chim, cò, thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ như Giang Sen, Điêng Điểng, cò Ấn Độ.