Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Khám phá biệt điện siêu hoành tráng của Trần Lệ Xuân

27/01/2015 19:00

(Kiến Thức) - Khu biệt điện của Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu tráng lệ đến khó tin, được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém gì những cơ sở quân sự trọng yếu.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Nằm trên một ngọn đồi ở phía Tây TP Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân là một di tích lịch sử đặc biệt gắn với cuộc đời Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất của thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960.
Nằm trên một ngọn đồi ở phía Tây TP Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân là một di tích lịch sử đặc biệt gắn với cuộc đời Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất của thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960.
 Khu biệt điện vợ chồng Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu cho xây dựng năm 1958 trên một khuôn viên rộng tới 13.000m2. Đây là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó các công trình chính là 3 ngôi biệt thự mang những cái tên mỹ miều: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.
Khu biệt điện vợ chồng Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu cho xây dựng năm 1958 trên một khuôn viên rộng tới 13.000m2. Đây là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó các công trình chính là 3 ngôi biệt thự mang những cái tên mỹ miều: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.
Biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các sĩ quan cao cấp thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa.
Biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các sĩ quan cao cấp thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa.
Biệt thự này có một bể bơi nước nóng ở rất rộng phía trước.
Biệt thự này có một bể bơi nước nóng ở rất rộng phía trước.
Biệt thự Lam Ngọc là tư gia của Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu. Ông bà Nhu thường nghỉ ở đây mỗi khi đáp máy bay lên Đà Lạt vào dịp cuối tuần.
Biệt thự Lam Ngọc là tư gia của Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu. Ông bà Nhu thường nghỉ ở đây mỗi khi đáp máy bay lên Đà Lạt vào dịp cuối tuần.
Phía sau biệt thự Lam Ngọc là một vườn hoa tuyệt đẹp do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế, nên được gọi là vườn hoa Nhật Bản. Trong vườn hoa có một hồ nước, khi bơm đầy nước thì mặt hồ sẽ tạo thành hình địa đồ Việt Nam.
Phía sau biệt thự Lam Ngọc là một vườn hoa tuyệt đẹp do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế, nên được gọi là vườn hoa Nhật Bản. Trong vườn hoa có một hồ nước, khi bơm đầy nước thì mặt hồ sẽ tạo thành hình địa đồ Việt Nam.
Để đề phòng bị tấn công bất ngờ, trong biệt thự Lam Ngọc còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một đường hầm thoát hiểm.
Để đề phòng bị tấn công bất ngờ, trong biệt thự Lam Ngọc còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một đường hầm thoát hiểm.
Biệt thự Hồng Ngọc, biệt thự cuối cùng của khu biệt điện được Trần Lệ Xuân xây dựng để tặng cha mình là ông Trần Văn Chương - thời điểm đó đang là đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Mỹ. Tuy vậy, ông Chương chưa kịp ở thì chế độ Diệm - Nhu đã bị lật đổ.
Biệt thự Hồng Ngọc, biệt thự cuối cùng của khu biệt điện được Trần Lệ Xuân xây dựng để tặng cha mình là ông Trần Văn Chương - thời điểm đó đang là đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Mỹ. Tuy vậy, ông Chương chưa kịp ở thì chế độ Diệm - Nhu đã bị lật đổ.
Ba ngôi biệt thự Bạch Ngọc, Hồng Ngọc, Lam Ngọc không chỉ có những nét kiến trúc độc đáo riêng mà còn kết hợp hoàn hảo với nhau qua những lối đi và khu vườn được thiết kế rất đẹp trong khung cảnh thơ mộng của đồi thông xứ Lang Biang.
Ba ngôi biệt thự Bạch Ngọc, Hồng Ngọc, Lam Ngọc không chỉ có những nét kiến trúc độc đáo riêng mà còn kết hợp hoàn hảo với nhau qua những
lối đi và khu vườn được thiết kế rất đẹp trong khung cảnh thơ mộng của đồi thông xứ Lang Biang.
Được coi là “sân sau” của gia đình quyền lực nhất chính quyền Sài Gòn thời điểm đó nên khu biệt điện được huy động tối đa trí lực, nhân lực và vật lực cho việc xây dựng. Sau khi hoàn thành, nơi đây được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém gì những cơ sở quân sự trọng yếu.
Được coi là “sân sau” của gia đình quyền lực nhất chính quyền Sài Gòn thời điểm đó nên khu biệt điện được huy động tối đa trí lực, nhân lực và vật lực cho việc xây dựng. Sau khi hoàn thành, nơi đây được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém gì những cơ sở quân sự trọng yếu.
Tuy nhiên, sự tồn tại của biệt điện Trần Lệ Xuân chỉ kéo dài được 5 năm. Cuộc chính biến 1963 đã kết thúc sự trị vì của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên.
Tuy nhiên, sự tồn tại của biệt điện Trần Lệ Xuân chỉ kéo dài được 5 năm. Cuộc chính biến 1963 đã kết thúc sự trị vì của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên.
Đến năm 1975, trong cuộc tháo chạy của chế độ cũ, rất nhiều tài sản có giá trị của biệt điện, gồm các đồ dùng của gia đình Trần Lệ Xuân cũng như các cổ vật của bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên đã bị tuồn ra nước ngoài. Chỉ còn một số ít hiện vật cồng kềnh hoặc ít có giá trị còn được lưu giữ.
Đến năm 1975, trong cuộc tháo chạy của chế độ cũ, rất nhiều tài sản có giá trị của biệt điện, gồm các đồ dùng của gia đình Trần Lệ Xuân cũng như các cổ vật của bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên đã bị tuồn ra nước ngoài. Chỉ còn một số ít hiện vật cồng kềnh hoặc ít có giá trị còn được lưu giữ.
Sau 1975, chính quyền mới đã tiếp quản và gìn giữ nơi này như một phần tài sản quốc gia. Đến năm 2007, khu biệt điện lịch sử chính thức trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ và trưng bày Mộc bản triều Nguyễn cùng nhiều tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo phục vụ như cầu tham quan, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân..
Sau 1975, chính quyền mới đã tiếp quản và gìn giữ nơi này như một phần tài sản quốc gia. Đến năm 2007, khu biệt điện lịch sử chính thức trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ và trưng bày Mộc bản triều Nguyễn cùng nhiều tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo phục vụ như cầu tham quan, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân..

Bạn có thể quan tâm

Yamaha Finn 2025 bản Thái ra mắt, giá 33 triệu đồng

Giá xe Hyundai Tucson tháng 7/2025, bản N Line 989 triệu đồng

Lực lượng Israel trúng bom, tổn thất lớn ở Dải Gaza

Redmi Pad 2 – tablet đáng mua trong phân khúc phổ thông

Quốc gia NATO từng hỗ trợ Ukraine kiên định nhất, nay quay lưng hoàn toàn

Mẹo giúp bà nội trợ nhận biết bún sạch và bún có huỳnh quang, hàn the

Elon Musk ngày càng mất điểm: Tỷ lệ không ưa tăng vọt, Tesla lao đao

Thế giới "bàng hoàng" trước đợt áp thuế mới của ông Trump: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan phản ứng ra sao?

Đây là những SUV hút “tầm ngắm” người hâm mộ nhất hiện nay

Honor X70 lộ diện với pin 8.300 mAh, sạc nhanh 80W

Thư thuế của ông Trump gửi các nước: Căng thẳng tăng cao, có gì trong đó?

Cháy xe điện nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả

Top tin bài hot nhất

Lynk & Co 06 ra mắt thị trường Việt, giá bán từ 679 triệu đồng

08/07/2025 07:52

Redmi Pad 2 – tablet đáng mua trong phân khúc phổ thông

08/07/2025 19:01

Thế giới "bàng hoàng" trước đợt áp thuế mới của ông Trump: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan phản ứng ra sao?

08/07/2025 16:52

Thư thuế của ông Trump gửi các nước: Căng thẳng tăng cao, có gì trong đó?

08/07/2025 13:52

Cháy xe điện nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả

08/07/2025 13:52

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status