![]() |
Kết quả siêu âm. |
![]() |
Kết quả siêu âm. |
Tăng cường hệ tiêu hóa
Táo giàu chất xơ không hòa tan có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động hiệu quả, tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ăn táo thường xuyên cũng giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn đường ruột ở bà bầu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch bà bầu khi mang thai không tránh khỏi tình trạng suy yếu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thông thường (cảm cúm, sốt, viêm họng…). Bà bầu ăn táo sẽ bổ sung nhu cầu vitamin C có vai trò làm tăng sức đề kháng.
Bảo vệ khung xương cho mẹ
Một trái táo mỗi ngày cũng có thể cung cấp lượng can xi giúp xương mẹ bầu chắc khỏe đồng thời hỗ trợ quá trình hình thành khung xương cố định ở thai nhi. Theo các chuyên gia, hoạt chất phlordzin và boron trong táo sẽ giúp hệ xương mẹ và bé chắc khỏe. Phụ nữ sau sinh cũng nên ăn nhiều táo để giảm nguy cơ đau lưng do thiếu hụt canxi.
Giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé
Một cuộc nghiên cứu gần đây về tác dụng của quả táo với phụ nữ mang thai được tiến hành như sau: các bà bầu được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm không ăn táo, nhóm còn lại ăn 1 đến 2 quả táo mỗi ngày. Kết quả cho thấy, nhóm phụ nữ ăn táo thường xuyên sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho em bé sau khi chào đời.
Giúp bé sinh ra ít bị dị ứng
Các chất chống oxy hóa trong táo không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, mà còn là tiền đề cho sức khỏe của thai nhi. Mẹ ăn táo thường xuyên sẽ giúp em bé sau khi sinh ra ít bị dị ứng hơn các trẻ khác.
Trị chứng thiếu máu thai kỳ
Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngoài ra, táo ta còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.
Chiều 7/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức họp báo thông tin chính thức vụ việc triệt sản nhưng vẫn mang thai lần thứ 4. (Xem thêm >> Triệt sản ở BV Bạch Mai, vẫn mang thai lần thứ 4)
![]() |
Ông Dương Đức Hùng. |
Tại buổi họp báo, T.S Dương Đức Hùng – Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi đã tiếp nhận được thông tin. Tuy nhiên phải có thời gian để xem xét lại hồ sơ, việc này liên quan đến bác sĩ Nguyễn Dư Dậu – Phó Trưởng khoa sản của bệnh viện”.
![]() |
Ông Nguyễn Dư Dậu. |
Theo bác sĩ Nguyễn Dư Dậu: “Trước khi mổ, chúng tôi đã tư vấn cho bệnh nhân triệt sản để lần sau không có thai lại, bởi nếu có thêm, nguy cơ vỡ tử cung rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình mổ, tôi thấy vết mổ dính toàn bộ tử cung vào thành bụng rất nguy hiểm, nên không tiến hành triệt sản”.
![]() |
Chị S. triệt sản vẫn mang thai lần thứ 4. |
"Do đã mổ 2 năm rồi nên khi bệnh nhân S. gọi điện đến cho tôi đột ngột, tôi lại có nhiều bệnh nhân nên không nhớ và buột miệng nói là triệt sản rồi. Tuy nhiên lúc chị ấy gửi cách thức phẫu thuật tôi mới lục lại hồ sơ bệnh án mới thấy chưa triệt sản", ông Dậu lý giải.
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đặt câu hỏi: Tại sao có cam kết triệt sản nhưng bệnh viện không làm? Ông Dương Đức Hùng cho biết, bác sĩ Dậu đã giải thích ở trên, do bệnh nhân dính vết mổ.
“Những gì đúng về quy định, quy chế bệnh viện sẽ được thể hiện trong hồ sơ bệnh án của bệnh viện. Những gì làm sẽ phải ghi, không làm sẽ phải thông tin lại cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân ra viện sẽ được cấp hai giấy: Ra viện và cách thức phẫu thuật trên cơ thể họ giống như bệnh án để họ lưu giữ vĩnh viễn”, ông Dương Đức Hùng nói.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc Vụ Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu BV Bạch Mai giải trình.