Khách hàng "truy" đòi đối thoại, Chủ tịch HĐQT Vinaenco “né” vào... toilet

Người mua nhà tại dự án N03-T3&T4 (thuộc dự án Khu Ngoại giao đoàn Hà Nội) kéo lên đòi đối thoại khiến vị Chủ tịch HĐQT phải cố thủ cả ở nhà vệ sinh… 

Sáng 5/12, rất nhiều khách hàng mua nhà tại dự án N03-T3&T4 (thuộc dự án Khu Ngoại giao đoàn Hà Nội) do Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) làm chủ đầu tư đã cùng nhau kéo lên tận trụ sở của Vinaenco để đề nghị được đối thoại với lãnh đạo cao nhất.
Tuy nhiên, sau hàng giờ đồng hồ chờ đợi, phía chủ đầu tư chỉ cử đại diện phòng hành chính của công ty ra tiếp nhận ý kiến khách hàng khiến khách hàng nổi cáu, không đồng ý. Ngay lập tức, nhiều băng rôn với các dòng chữ: “Yêu cầu Vinaenco đối thoại với cư dân”, “Vinaenco không tuân thủ hợp đồng”, “Vinaenco lừa đảo”… được khách hàng căng lên ngay tại văn phòng làm việc của Công ty Vinaenco.
Người mua nhà tại dự án N03-T3&T4 (thuộc dự án Khu Ngoại giao đoàn Hà Nội) đã kéo nhau lên trụ sở của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) phản đối vì không được đối thoại. Ảnh: Minh Thư
 Người mua nhà tại dự án N03-T3&T4 (thuộc dự án Khu Ngoại giao đoàn Hà Nội) đã kéo nhau lên trụ sở của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) phản đối vì không được đối thoại. Ảnh: Minh Thư
Vẫn chưa được chủ đầu tư báo lịch hẹn hoặc trả lời về yêu cầu được đối thoại, cư dân đã cùng nhau kéo vào tận phòng làm việc để gặp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty là bà Nguyễn Kiều Vân. Khách hàng bức xúc chất vấn tại sao Công ty không trả lời văn bản, tại sao không đối thoại với khách hàng… khiến bà Chủ tịch HĐQT rời khỏi phòng, né tránh đi vào nhà vệ sinh và “cố thủ” trong đó hồi lâu.
Trao đổi với PV Infonet, anh Đinh Trường An, Trưởng Ban đại diện khách hàng mua nhà tại dự án nói trên cho biết: Cả quá trình mua bán nhà hơn 2 năm giữa khách hàng với chủ đầu tư dự án là Vinaenco đã có rất nhiều bức xúc với chủ đầu tư dựa trên sự thỏa thuận của hợp đồng nhưng chủ đầu tư không tôn trọng hợp đồng, nhiều lần các cư dân có ý kiến phản đối đề nghị chủ đầu tư giải quyết nhưng họ phớt lờ, không giải quyết với từng khách hàng.
Khách hàng bức xúc căng băng rôn tận văn phòng làm việc của Vinaenco. Ảnh: Minh Thư
 Khách hàng bức xúc căng băng rôn tận văn phòng làm việc của Vinaenco. Ảnh: Minh Thư
“Chính vì thế, cư dân mua nhà mới lập ra ban đại diện để đại diện cho cư dân giải quyết các vấn đề với chủ đầu tư Vinaenco. Chúng tôi đã có 4 lần gửi đơn thư nhưng chủ đầu tư không hề trả lời văn bản nào. Chúng tôi tiếp tục gửi đơn đề nghị chủ đầu tư tổ chức buổi đối thoại với khách hàng hoặc ban đại diện khách hàng nhưng Vinaenco chỉ nhận đơn và không trả lời về thời gian gặp. Vinaenco bặt vô âm tín mà cứ đòi gặp riêng trưởng đại diện khách hàng là tôi”, anh An cho hay.
Cụ thể, vị Trưởng ban đại diện khách hàng phản ánh, hợp đồng mua bán nhà của Vinaenco với cư dân có điều khoản không chuẩn, không đồng nhất về thời hạn bàn giao nhà. Theo đó, thời hạn bàn giao nhà ở các hợp đồng là khác nhau khi có hợp đồng bàn giao vào ngày 30/12/2016, 30/6/2017 hay 30/9/2017, 31/12/2017; thậm chí có hợp đồng còn bàn giao nhà vào tháng 3/2018. Một số hợp đồng mua bán có kèm theo cả phụ lục điều chỉnh từ thời hạn bàn giao nhà 31/12/2016 sang ngày 30/9/2017.
Bà Nguyễn Kiều Vân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinaenco tránh mặt khi khách hàng đặt loạt câu hỏi. Ảnh: Minh Thư
Bà Nguyễn Kiều Vân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinaenco tránh mặt khi khách hàng đặt loạt câu hỏi. Ảnh: Minh Thư 
Anh An cho biết, hiện dự án mới đạt tiến độ 60-70% nên nếu thời hạn bàn giao nhà vào 31/12 thì dự án vẫn chưa thể đủ điều kiện để bàn giao cho cư dân. Căn cứ theo khoản 8, điều 2 của hợp đồng mua bán, nếu quá thời hạn bàn giao nhà thì Vinaenco phải có thông báo về lý do chậm bằng văn bản tới người mua nhà, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khách hàng chưa nhận được bất cứ thông báo nào về nguy cơ chậm trễ này.
“Chúng tôi phải nghỉ làm để cùng nhau đến gặp chủ đầu tư với mong muốn được đối thoại với chủ đầu tư để trả lời những câu hỏi, bức xúc của cư dân nhưng chủ đầu tư lại né tránh. Cách làm này của chủ đầu tư rất không hay, để lại tiếng xấu trên thị trường, mất uy tín, thương hiệu của Vinaenco. Chủ đầu tư mới có hai dự án New Horizon ở 87 Lĩnh Nam và N03 T3&T4 Ngoại giao đoàn thì hôm nay cư dân cả hai dự án lên gặp chủ đầu tư phản đối bức xúc”, anh An nói.
Sau khi khách hàng kiên nhẫn vào phòng làm việc và nhất quyết đòi đối thoại, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty mới chịu đối thoại với ban đại diện khách hàng. Ảnh: Minh Thư
 Sau khi khách hàng kiên nhẫn vào phòng làm việc và nhất quyết đòi đối thoại, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty mới chịu đối thoại với ban đại diện khách hàng. Ảnh: Minh Thư
Tiếp đến, ngày 29/11/2017, chủ đầu tư ra một loạt thông báo gửi cư dân, trong đó thông báo về kế hoạch đóng tiền và thời hạn nhận bàn giao căn hộ. Cụ thể, những khách hàng nhận bàn giao thô (không có nội thất) đến nhận nhà từ ngày 20/12/2017; còn những hộ dân nhận hoàn thiện theo hợp đồng thì dự kiến vào tháng 1/2018.
“Khi bức xúc của cư dân hoàn toàn chưa được giải quyết thì Vinaenco lại gửi thông báo đó, trong khi công trình dự án dở dang, mọi thứ chưa hoàn thành, những vấn đề cơ bản về PCCC, thi công các hạng mục ngổn ngang… có thể gây ảnh hưởng, tai nạn đến cư dân nếu về ở là không chấp nhận được. Chưa hết, theo thông báo đó, khách hàng còn bức xúc khi chủ đưa thông báo: Khi đến nhận bàn giao căn hộ, khách hàng phải nộp đủ tiền 95% hoặc 100% giá trị hợp đồng, 2% phí bảo trì và 1 năm đầu tiên phí dịch vụ quản lý tòa nhà…. khiến cư dân càng bức xúc hơn”, anh An thông tin thêm.
Sau sự kiên trì của cư dân, bà Chủ tịch Hội đồng quản trị đã phải đồng ý cùng ngồi làm việc với ban đại diện khách hàng. Tuy nhiên, thông tin từ khách hàng với PV Infonet thì đến cuối giờ chiều cùng ngày cuộc gặp vẫn chưa thể kết thúc.

Trước siêu đô thị Hòa Lạc, Hà Nội có những đô thị nào?

(Kiến Thức) - Trước siêu đô thị Hòa Lạc, Hà Nội có nhiều khu đô thị lớn đã đi vào hoạt động với nhiều tiện ích hiện đại, đẳng cấp quốc tế. 

Mới đây, HĐND TP Hà Nội đã quyết định xây dựng Hòa Lạc thành khu đô thị hiện đại thông minh với diện tích khoảng 17.274 ha. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 là khoảng 600.000 người. Ảnh: Gov.
 Mới đây, HĐND TP Hà Nội đã quyết định xây dựng Hòa Lạc thành khu đô thị hiện đại thông minh với diện tích khoảng 17.274 ha. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 là khoảng 600.000 người. Ảnh: Gov. 

Những lùm xùm ở New Horizon City 87 Lĩnh Nam

Nhiều khách hàng mua căn hộ (bàn giao thô) chung cư New Horizon City bất ngờ bị chủ đầu tư yêu cầu phải đóng thêm "phí phụ trội thi công"...

Đóng tiền phụ trội mới "được" vào hoàn thiện căn hộ

Loạt sếp ngân hàng phải hầu tòa gây chấn động năm 2017

(Kiến Thức) - Hàng loạt lãnh đạo cấp cao, sếp lớn ngân hàng ngã ngựa vì vướng vào vòng lao lý, gây chấn động dư luận trong năm 2017.

1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLO
1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB
Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLO
Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.
Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.
Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing.
Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing.
2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻ
2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank
Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻ
Ông Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.
Ông Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.
Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing.
Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing.
3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt.

3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank

Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt.

4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động.
4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động. 
5. Ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik.
5. Ông Trần Sơn Nam -  nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín
Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam -  nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik. 
6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank
Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing.