Khách hàng “tố” ti vi LED của SAMSUNG kém chất lượng?

Phản ánh đến báo chí, anh Phạm Văn Sinh (Hà Nội) lên tiếng bức xúc khi mua phải sản phẩm TV LED SAMSUNG UA55JU6600 kém chất lượng.

Anh Sinh cho biết, ngày 16/4/2016 anh mua 1 chiếc TV LED SAMSUNG UA55JU6600 tại Cty CP Pico. Khoảng vài tháng sau khi sử dụng thì gần 1/2 màn hình xuất hiện mảng đen.
“Khi thấy hiện tượng như vậy, tôi cố sử dụng thêm 1 thời gian nữa nhưng tình trạng ngày càng bị đen nhiều hơn, chất lượng xem rất kém. Khi ấy tôi đã liên hệ với nơi bán hàng thì được nhân viên Pico giới thiệu liên hệ với hãng SAMSUNG theo số điện thoại 1800 588889...”- Anh Sinh nói.
Màn hình chiếc ti vi anh Sinh mua xuất hiện mảng đen
 Màn hình chiếc ti vi anh Sinh mua xuất hiện mảng đen
Cũng theo anh Sinh, sau khi liên hệ qua số điện thoại trên, hãng SAMSUNG có cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra 2 lần, đều trả lời không sửa được và nói Hãng sẽ đổi cho ti vi khác.
“Khi nghe cán bộ kỹ thuật trả lời như vậy, tôi đã đồng ý nhưng đợi mãi mà họ vẫn chây ì, không thấy đổi ti vi mới cho tôi”- Anh Sinh cho hay.
Nhận thấy nhà sản xuất SAMSUNG thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, anh Sinh tiếp tục gọi lên số Tổng đài chăm sóc khách hàng của SAMSUNG để hỏi có đổi được không và khi nào đổi, nhưng câu trả lời mà anh Sinh nhận được chỉ là "đang trong qui trình làm thủ tục..."
Anh Sinh bức xúc và tỏ ra thất vọng: “Là một người tiêu dùng, tôi thấy không thể chấp nhận được kiểu làm ăn thiếu trách nhiệm như vậy của SAMSUNG...”.
Chiếc ti vi mua đang trong thời gian bảo hành nhưng quyền lợi khách hàng đang bị "bỏ quên"
 Chiếc ti vi mua đang trong thời gian bảo hành nhưng quyền lợi khách hàng đang bị "bỏ quên"
Ngay khi nhận được phản ánh trên, ngày 29/12/2016, Phóng viên báo Gia đình Việt Nam đã liên hệ qua số điện thoại 1800588889 để kết nối, đặt lịch làm việc. Tuy nhiên, nữ nhân viên tên Ngân cho biết, mình không có chức năng trả lời báo chí và cũng không thể cung cấp bất cứ thông tin nào khác cho báo chí.
Qua trao đổi nữ nhân viên còn cho biết, mình chỉ trả lời lỗi kỹ thuật sản phẩm và chính sách bảo hành sản phẩm… Tuy nhiên khi phóng viên trao đổi về lỗi sản phẩm ở chiếc ti vi mà khách hàng đang gặp phải là vì sao thì nữ nhân viên trực tổng đài này nói không thể trả lời và cung cấp thông tin?
Tiếp tục để làm rõ vấn đề, phóng viên đã đến văn phòng SAMSUNG ở Tòa nhà PVI Trần Thái Tông - Hà Nội, tuy nhiên tại đây nữ nhân viên trực văn phòng cũng cho biết, hiện công ty đã nghỉ tết và không có ai trả lời báo chí.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!

Kinh ngạc bên trong khách sạn 1.300 năm tuổi ở Nhật

Được xây dựng cách đây hơn 1.300 năm, Nishiyama Onsen Keiunkan được coi là khách sạn lâu đời nhất thế giới.

Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan ở tỉnh Yamanashi, Nhật Bản, xây dựng từ năm 705, cách đây hơn 1.300 năm, theo lối kiến trúc truyền thống, lấy gỗ và đá làm vật liệu chính. Ảnh: Mindunearth.
 Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan ở tỉnh Yamanashi, Nhật Bản, xây dựng từ năm 705, cách đây hơn 1.300 năm, theo lối kiến trúc truyền thống, lấy gỗ và đá làm vật liệu chính. Ảnh:  Mindunearth.

Những vụ thâu tóm thương hiệu Việt đình đám của đại gia ngoại

(Kiến Thức) - Với tham vọng chiếm thị phần, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã thành công trong việc thu mua thương hiệu Việt.

Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.
 Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.
Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng.
Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng. 
Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á.
Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á.