Khách hàng kêu gọi tẩy chay tiền điện tử Payer kẻo “tiền mất tật mang”

(Kiến Thức) - Đó là chia sẻ của độc giả Kiến Thức khi biết được thông tin tiền điện tử Payer chưa được phép giao dịch tại Việt Nam nhưng một nhóm người vẫn lên Yên Bái thuyết trình, dụ dỗ người dân đầu tư tiền qua mạng.

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TP Yên Bái (Yên Bái) kịp thời phát hiện một nhóm người thuyết trình trái phép ứng dụng Pay Asian, sử dụng đồng tiền thanh toán là Payer của Công ty Pay Asian tại Việt Nam nhằm lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia để được tiền thưởng như mô hình đa cấp xảy ra trên địa bàn tỉnh này.
Buổi thuyết trình do hai người dân tại Yên Bái đứng ra liên hệ tổ chức, mời Nguyễn Văn Mạnh (SN 1981, thường trú tại xã An Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng) và Đỗ Văn Tuấn (SN 1987, thường trú tại xã Kim Tân, huyện Kim Thành, Hải Dương) và một số người khác.
Khach hang keu goi tay chay tien dien tu Payer keo “tien mat tat mang”
 Công ty Pay Asian có đang "bẫy" khách bằng tiền ảo Payer?
Dư luận vô cùng bất ngờ khi Mạnh không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào có liên quan đến Công ty Pay Asian khi làm việc với Công an. Anh ta sau đó khẳng định với Công an, không phải là Giám đốc điều hành Công ty Pay Asian mà do người dân tự suy tôn lên.
Đặc biệt, việc Mạnh và nhóm người chia sẻ về App Pay Asian cũng không có giấy tờ pháp lý chứng minh đủ tư cách pháp nhân. Càng lạ hơn, nhóm người này khi thu tiền của người dân không có bất kỳ phiếu thu hay chứng từ chứng minh việc thu tiền.
Trong khi đó, trên website Payasian.co của công ty Công ty Pay Asian tại Việt Nam lại rất mập mờ khi chia sẻ thông tin về cách đầu tư tiền điện tử, website này cũng không hề có địa chỉ liên hệ làm việc hay số điện thoại liên lạc mà chủ yếu quảng cáo, hướng dẫn các ưu đãi, chế độ cho người chơi…
Biết được các thông tin nêu trên, nhiều bạn đọc đã có những phản hồi đến Kiến Thức, bày tỏ sự bức xúc, sau đó thẳng thắn kêu gọi “tẩy chay” việc đầu tư vào tiền điện tử Payer.
Khach hang keu goi tay chay tien dien tu Payer keo “tien mat tat mang”-Hinh-2
 Các thông tin trên website payasian.co rất mập mờ.

Khach hang keu goi tay chay tien dien tu Payer keo “tien mat tat mang”-Hinh-3
Dưới cuối website này không hề có địa chỉ liên hệ, số điện thoại. Người dân nên cân nhắc khi đầu tư vào tiền điện tử Payer kẻo tiền mất tật mang.
“Từ sự việc xảy ra ở Yên Bái có thể thấy nhóm người này quá lộng hành. May mà cơ quan chức năng phát hiện kịp thời. Chúng đã đánh trúng tâm lý ham lợi nhuận của một số người dân. Mọi người nên chú ý hơn, không dốc tiền đầu tư vào tiền điện tử Payer để tránh tiền mất tật mang”, độc giả Nhất Nam (31 tuổi, Hà Nội) bày tỏ.
Chung quan điểm với anh Nam, độc giả P. Tuyến (29 tuổi, Vĩnh Phúc) nói: “Hiện tiền điện tử Payer chưa được phép giao dịch tại Việt Nam, nhưng nhóm đối tượng lại có những “chiêu” mời mọc người dân đầu tư một cách không rõ ràng như vậy chẳng khác gì lừa đảo. Những ai đã cả tin trót nộp tiền tham gia App Pay Asian thì nên dừng ngay lại kẻo quá muộn”.
“Đọc thông tin xong trên báo tôi cũng thử truy cập vào website Payasian.co của Pay Asian tại Việt Nam thì thấy đúng là mọi thứ rất mập mờ, không rõ ràng từ cách đầu tư tiền điện tử đến việc website này không hề ghi một địa chỉ liên hệ làm việc hay bất kỳ số điện thoại liên lạc nào… Mọi người nên thận trọng, cảnh giác và tốt nhất đừng nộp tiền tham gia App Pay Asian”, độc giả Phương Ngân (29 tuổi, Hà Nội) nhận định.

Tại sao Bitcoin và tiền điện tử lại dễ biến động như vậy?

Đầu tư vào tiền điện tử là một chuyện không hề dễ dàng bởi tính chất dễ biến động của chúng. Nhưng tại sao chúng lại dễ biến động như vậy?

Theo tạp chí Forbes, chỉ cách đây chưa đầy 2 tháng, giá trị của Bitcoin đã vượt mức 20.000 USD một đồng, phá vỡ mọi kỉ lục trong lịch sử hình thành và phát triển. Nay, Bitcoin đã giảm hơn một nửa giá trị, loanh quanh ở mức 6.000 tới 9.000 USD tùy thời điểm, và chúng có thể tăng hoặc giảm 10% giá trị chỉ trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ. Các đồng tiền điện tử khác cũng phải chịu chung số phận trong suốt thời gian qua.

Kinh doanh không hiệu quả, Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty con

(Kiến Thức) - Theo văn bản do Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM công bố, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai sẽ giải thể công ty con do hoạt động không hiệu quả.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai sẽ rút toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Bất động sản Hiệp Phát (địa chỉ: 26 Trần Quốc Thảo, phường 6, quận 3, TP HCM).
Công ty CP bất động sản Hiệp Phát là một trong 7 công ty con của Quốc Cường Gia Lai do Quốc Cường Gia Lai sở hữu 90% vốn.

Chân dung tân Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng

Ông Lê Mạnh Hùng, người được giới thiệu giữ chức vụ Tổng giám đốc PVN thay thế ông Nguyễn Vũ Trường Sơn vừa từ chức, từng có 12 năm kinh nghiệm công tác tại vị trí quản lý trong ngành dầu khí.
















Chan dung tan Tong giam doc PVN Le Manh Hung
 Ông Lê Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc PVN. (Ảnh: Internet)
Ngày 18.4, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc PVN, thay thế ông Nguyễn Vũ Trường Sơn vừa từ chức. Cuộc họp có sự tham gia của các lãnh đạo PVN, đại diện Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ.