Kết hợp món ăn này với nhau có thể biến thành chất độc

Khi ăn các động vật có vỏ như tôm nước ngọt thì không nên kết hợp món ăn với ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... vì chúng có thể biến thành chất độc bảng A.

Các loại động vật có vỏ sống trong nước chứa vitamin C:
Có những món ăn kị nhau, bởi khi kết hợp món ăn này với nhau có thể biến thành chất độc, thậm chí độc bảng A:
Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi kết hợp món ăn như uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ có thể làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín - độc bảng A, có thể gây chết người.
Vì vậy theo bác sỹ Hoàng Xuân Đại, đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần:
Trong gan động vật có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu.
Ngoài ra cà rốt, rau cần chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic còn làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ:
Theo các nhà khoa học, 100g gan lợn có 2,5 mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn gan lợn, hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc, hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá.
Kết quả giá đỗ trở thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
Ket hop mon an nay voi nhau co the bien thanh chat doc
Không nên nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền. Ảnh minh họa. 
Không nên nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền:
Phô mai không nên nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.
Bởi phô mai đã giàu đạm và năng lượng. Nếu nấu chung với cua, lươn sẽ dư thừa đạm, năng lượng, trẻ em và người già sẽ khó tiêu hóa hơn.
Không nên nấu thịt bò với tôm hoặc ăn chung:
Trong thịt bò chứa sắt, tôm chứa canxi, sắt và canxi không thể chuyển hóa cùng một lúc nên ăn chung sẽ không có tác dụng.
Không nên kết hợp óc lợn và trứng gà:
Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên, hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng thích.
Nhưng óc lợn - trứng gà không tốt cho trẻ. Người lớn dùng trứng chung với óc lợn còn làm tăng cholesterol trong máu.
Không nên kết hợp thịt chó, thịt dê với nước trà:
Thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein.
Thịt dê đại nhiệt.
Nước trà có tính chát.
Ăn thịt chó kết hợp với nước trà sẽ có hại cho sức khỏe vì khiến cho ruột chậm nhu động, dẫn tới táo bón, phân khô, rất có hại, thậm chí còn gây ung thư.
Nếu ăn cả thịt chó, thêm chút thịt dê và uống nước trà thì thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.
Thịt dê kỵ dấm:
Dấm chứa nhiều acid Acetic.
Thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm.
Hai thứ này kết hợp thì acid Acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
Cá chép kỵ thịt cầy:
Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học.
Thịt cầy có nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú.
Hai thứ này ăn chung sẽ xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
Đào lông kỵ thịt ba ba:
Thịt ba ba chứa nhiều đạm.
Quả đào lông chứa nhiều acid Malic.
Hai món này nấu chung thì acid Malic sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.
Tiêu muối kỵ chè – cháo:
Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B, chất khoáng và xơ. Các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng.
Có đồn đại là khi nấu chè, cháo người ta hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ (nhưng chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu). Khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối.
Thịt ba ba kỵ trứng gà:
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học.
Trứng gà là đạm chất lượng cao.
Hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Đặc biệt là các thai phụ và sản phụ không nên ăn hai món này.
Thịt bò kỵ hạt dẻ:
Thịt bò chứa nhiều đạm.
Hạt dẻ chứa nhiều vitamin C.
Hai món này kết hợp sẽ làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:
Khi uống nhân sâm nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản.
Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí.
Nhân sâm đại bổ khí.
Hai thứ ăn chung sẽ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
Mặt khác, dù là sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng đồ kim loại để nấu. hấp nhân sâm.
Sau khi dùng loại dược liệu nhân sâm này cũng không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:
Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
Ngoài ra những món sau kết hợp cũng không tốt cho cơ thể như:
* Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt).
* Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
* Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).
* Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

5 thực phẩm khiến tóc nhờn và 3 thực phẩm ngăn ngừa

(Kiến Thức) - Có một số thực phẩm khiến tóc nhờn mà bạn nên tránh bởi nó có thể làm tăng lượng dầu trên da đầu. Ngược lại, cũng có thực phẩm thực sự có thể làm giảm lượng dầu do da đầu sản sinh.

5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua

Đường: Ăn nhiều thực phẩm chứa đường có thể tạo ra sự mất cân bằng hormone. Điều này ảnh hưởng đến các quá trình viêm trong cơ thể và làm tăng lượng đường trong máu, khuyến khích các tuyến sản xuất nhiều dầu hơn. Đường chính là thực phẩm khiến tóc nhờn mà bạn nên hạn chế.

5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-2
Carbs tinh chế: Có carbs tốt (carbs phức tạp) và carbs xấu (carbs đơn giản). Carbs tinh chế có liên quan đến nhóm carbs xấu. Một ví dụ điển hình của thực phẩm carbohydrate tinh chế là bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế. Bánh mì trắng làm từ ngũ cốc tinh chế mềm hơn và mịn hơn so với bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Carbs tinh chế khiến cơ thể quá tải để xử lý, khiến các tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn.
5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-3
Thực phẩm chiên hay thức ăn nhanh, làm quá tải lượng dầu của cơ thể chúng ta do sự kích thích quá mức các tuyến dầu.
5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-4
Sản phẩm sữa: Nghe có vẻ lạ nhưng các sản phẩm sữa cũng có thể kích thích việc sản xuất thêm bã nhờn. Các sản phẩm từ sữa được cơ thể chúng ta tiêu hóa dưới dạng dầu và mỡ, do đó, khiến chúng ta có mái tóc dính và mặt nổi mụn.
5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-5
Muối: Tiêu thụ quá nhiều muối dẫn đến mặt phù nề, bọng mắt, gàu và mất nước toàn thân. Tình trạng này khiến cơ thể sản xuất nhiều dầu hơn để chống lại tình trạng thiếu nước. Từ đó, tóc bạn dễ bết và nhờn dính hơn. Do vậy, chúng ta nên hạn chế ăn bánh quy giòn, khoai tây chiên và các thực phẩm nhiều muối khác.
5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-6
Bên cạnh những thực phẩm khiến tóc bết nhờn, cũng có thực phẩm làm giảm lượng dầu do da đầu sản sinh. 
5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-7

Thực phẩm giàu vitamin B và E: Vitamin B và E là một trong những vitamin cần thiết nhất cho cơ thể và tóc. Chúng không chỉ giúp tóc mọc khỏe và đẹp mà còn điều tiết việc sản xuất thêm dầu, do đó, giúp tóc bạn đẹp hơn. Các loại thực phẩm như đậu, rau, và trái cây rất giàu vitamin B. Vitamin E có thể được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, hạt hướng dương và các loại hạt.

5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-8
Thực phẩm giàu kẽm: Ăn các sản phẩm giàu kẽm có thể giúp chống lại việc sản xuất dầu của cơ thể bạn. Kẽm có sẵn trong thực phẩm tự nhiên như yến mạch, sinh vật có vỏ và trứng.
5 thuc pham khien toc nhon va 3 thuc pham ngan ngua-Hinh-9
Chất béo tốt: Chất béo là một thành phần quan trọng trong hoạt động thường ngày của cơ thể chúng ta. Chỉ cần điều chỉnh việc tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Các chất béo tốt có trong các loại hạt, dầu thực vật và một số loại cá. Ảnh: BS. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

8 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ai cũng nên biết

(Kiến Thức) - Ước tính có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Dưới đây là cách nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất.

8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet

Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu sốt và đổ mồ hôi thì bạn cần nhớ lại xem liệu mình đã ăn món gì lạ trong ngày.

8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-2
Đau bụng và đầy hơi là một dấu hiệu cảnh báo dạ dày của bạn đang bị rối loạn thức ăn. Nếu cơn đau bụng ngày càng tăng và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-3
Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm. Nó thường kèm theo nôn hoặc muốn nôn.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-4
Tiêu chảy: Nếu bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị tiêu chảy do chất độc trong hệ tiêu hóa. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.   
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-5
Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc, bạn có thể bị sốt nhẹ. Thông thường, sốt do ngộ độc thực phẩm là sốt nhẹ. Đo nhiệt độ thường xuyên và nếu nó vượt quá 38 độ C, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-6
Chán ăn: Thông thường, bạn sẽ cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu không thể ăn hoặc uống được gì trong quá 12 tiếng đồng hồ, kèm theo đó là các triệu chứng mất nước như đi tiểu ít, miệng khô, khát nhiều, lơ mơ và chóng mặt thì hãy đi khám ngay. 
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-7
Mất nước: Nôn và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và các muối khoáng quan trọng. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm, cần đến viện kiểm tra ngay.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-8
Choáng váng: Mất nước cũng là thủ phạm gây cảm giác choáng váng chóng mặt khi bị ngộ độc thực phẩm. Hãy cố gắng bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể. Ảnh: RD. 

Video "Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà". Nguồn: VTC16.

Vợ cài ứng dụng theo dõi, chồng vẫn ngang nhiên ngoại tình

Tú có cách “lách luật” để ngang nhiên ra ngoài vui vẻ với bồ, cho dù Mai đã mất bao công sức cài đặt chế độ theo dõi trên điện thoại chồng.

Việc cài đặt ứng dụng định vị để theo dõi chồng được Mai công bố công khai. Tính cô vốn thẳng thắn, vấn đề này cũng chẳng có gì đáng phải giấu diếm. Nghĩ vậy nên Mai điềm nhiên cho rằng Tú sẽ không có gì phàn nàn, bởi nếu như phản đối thì chẳng khác nào anh đang thừa nhận rằng mình làm điều khuất tất sau lưng vợ.