Italy lâm vào bế tắc chính trị sau bầu cử quốc hội

Italy đang đối mặt với tình thế "nghị viện treo" sau khi không đảng nào giành được đa số ghế tối thiểu để lãnh đạo chính phủ trong cuộc bầu cử hôm 4/3.

Cuộc bầu cử tại Italy ngày 4/3 chứng kiến sự thất bại nặng nề của đảng cầm quyền cùng sự lên ngôi của các đảng dân túy và cực hữu, song không đảng nào đủ điều kiện để một mình lãnh đạo đất nước.
Theo CNN, đảng Five Star Movement (Năm Sao hay M5S) theo đường lối dân túy trở thành đảng đơn lẻ lớn nhất tại quốc hội với 32% phiếu bầu, sau kết quả kiểm phiếu mới nhất hôm 5/3. Tuy nhiên, liên minh cánh hữu gồm đảng League (Liên đoàn) và đảng Forza Italia (Tiến lên Italy) của cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi giành được 37% số phiếu.
Lãnh đạo M5S Luigi Di Maio (phải) và người thành lập đảng Beppe Grillo. Ảnh: AP.
Lãnh đạo M5S Luigi Di Maio (phải) và người thành lập đảng Beppe Grillo. Ảnh: AP. 
Dù kết quả vẫn chưa ngã ngũ, cả hai đảng M5S và League đều tuyên bố họ đủ điều kiện lãnh đạo quốc gia Địa Trung Hải. M5S tuyên bố họ là người chiến thắng và lãnh đạo Luigi Di Maio nói đảng này có "trách nhiệm" thành lập chính phủ.
Lãnh đạo của League, Matteo Salvini, cũng nói họ có "quyền và nghĩa vụ" thành lập chính phủ sau thành công bất ngờ của đảng theo đường lối chống nhập cư. Đảng này được cho sẽ liên kết với Forza Italia, đảng trung hữu giành được ít phiếu hơn.
Trong khi đó, đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Paolo Gentiloni chịu thất bại nặng nề khi không giành quá 20% số phiếu. Theo hãng tin Ansa của Italy, lãnh đạo đảng đồng thời là cựu thủ tướng, Matteo Renzi, đã quyết định từ chức hôm 5/3.
Lãnh đạo của League, Matteo Salvini . Ảnh: Reuters.
 Lãnh đạo của League, Matteo Salvini . Ảnh: Reuters.
Với kết quả này, Tổng thống Sergio Mattarella sẽ cần phải chọn ra người mà ông tin tưởng nhất để thành lập chính phủ, mang lại sự ổn định đang rất cần thiết cho Italy.
Các nước Liên minh Châu Âu (EU) sẽ theo dõi sát sao quá trình đàm phán thành lập liên minh điều hành chính phủ tại Italy, nền kinh tế lớn thứ ba của khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), giữa lúc xu hướng chống đồng tiền chung đang trỗi dậy. League và M5S đều là các đảng chống EU.
Italy hiện là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong 19 nước thuộc khối Eurozone và được dự báo tiếp tục suy giảm trong năm tới. Kết quả bầu cử cho thấy cử tri đang "trừng phạt" các đảng truyền thống vì sự sa sút của nền kinh tế, thuế tăng cũng như làn sóng nhập cư trong những năm qua.

Nhức nhối cuộc khủng hoảng tị nạn ở Châu Phi

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người Công-gô mạo hiểm tính mạng trên những con thuyền nhỏ qua hồ Albert để tới đất nước Uganda nhằm thoát khỏi tình trạng xung đột và bạo lực đang diễn ra tại quê hương của mình.

Thế giới lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng tị nạn nghiêm trọng đang diễn ra tại Châu Phi khi hàng nghìn người dân Công-gô mạo hiểm tính mạng trên những con thuyền nhỏ qua biển hồ Albert để tới Uganda, thoát khỏi tình trạng bạo lực trong nước. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
 Thế giới lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng tị nạn nghiêm trọng đang diễn ra tại Châu Phi khi hàng nghìn người dân Công-gô mạo hiểm tính mạng trên những con thuyền nhỏ qua biển hồ Albert để tới Uganda, thoát khỏi tình trạng bạo lực trong nước. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)

  1. Theo Al Jazeera, chỉ tính riêng trong năm 2017, các cuộc giao tranh tại nhiều khu vực ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô đã khiến khoảng 1,7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, tương đương khoảng 5.500 người mỗi ngày.
     Theo Al Jazeera, chỉ tính riêng trong năm 2017, các cuộc giao tranh tại nhiều khu vực ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô đã khiến khoảng 1,7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, tương đương khoảng 5.500 người mỗi ngày.

    Hành trình từ Công-gô sang Uganda qua hồ Albert kéo dài khoảng 10 tiếng đồng hồ. Được biết, nhiều người tị nạn đã bị chết đuối trên hành trình này.
    Hành trình từ Công-gô sang Uganda qua hồ Albert kéo dài khoảng 10 tiếng đồng hồ. Được biết, nhiều người tị nạn đã bị chết đuối trên hành trình này. 

    Các gia đình người Công-gô xếp hàng nhận đồ cứu trợ. Được biết, khoảng 44 nghìn người Công-gô đã tới Uganda từ đầu năm 2018 đến nay. Đa số họ đến từ tỉnh Ituri và khoảng 16 nghìn người đến từ các điểm nóng xung đột khác tại tỉnh Bắc Kivu, Công-gô.
    Các gia đình người Công-gô xếp hàng nhận đồ cứu trợ. Được biết, khoảng 44 nghìn người Công-gô đã tới Uganda từ đầu năm 2018 đến nay. Đa số họ đến từ tỉnh Ituri và khoảng 16 nghìn người đến từ các điểm nóng xung đột khác tại tỉnh Bắc Kivu, Công-gô. 

    Esake ngồi trên xe tải ở khu Sebegoro. Gương mặt của Esake rất mệt mỏi vì cô đã không ăn uống gì trong suốt 24 giờ. Esake đang trên đường đến Uganda sau khi chồng cô bị giết hại tại tỉnh Ituri.
     Esake ngồi trên xe tải ở khu Sebegoro. Gương mặt của Esake rất mệt mỏi vì cô đã không ăn uống gì trong suốt 24 giờ. Esake đang trên đường đến Uganda sau khi chồng cô bị giết hại tại tỉnh Ituri.

    Bura, 37 tuổi, đã bị thất lạc vợ con khi một cuộc xung đột xảy ra tại làng của anh ở Công-gô. Bura quyết định vượt biển sang Uganda tìm người thân sau khi hay tin họ đã tới đất nước này.
     Bura, 37 tuổi, đã bị thất lạc vợ con khi một cuộc xung đột xảy ra tại làng của anh ở Công-gô. Bura quyết định vượt biển sang Uganda tìm người thân sau khi hay tin họ đã tới đất nước này.

    May mắn, Bura đã được đoàn tụ với gia đình tại khu trại tị nạn Kagoma.
     May mắn, Bura đã được đoàn tụ với gia đình tại khu trại tị nạn Kagoma.

    Những người tị nạn đến Uganda được các nhân viên y tế khử trùng tại một trung tâm tiếp nhận người tị nạn ở Kagoma. Được biết, dịch tả đã bùng phát tại khu vực này.
     Những người tị nạn đến Uganda được các nhân viên y tế khử trùng tại một trung tâm tiếp nhận người tị nạn ở Kagoma. Được biết, dịch tả đã bùng phát tại khu vực này.

    Các công nhân chuẩn bị gỗ để xây dựng nhà tắm tạm bợ cho những người tị nạn nhằm giúp họ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
    Các công nhân chuẩn bị gỗ để xây dựng nhà tắm tạm bợ cho những người tị nạn nhằm giúp họ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
  2. Mave, 8 tuổi, đang sống trong một trại tị nạn ở Kagoma cùng bố mẹ và chị gái.
     Mave, 8 tuổi, đang sống trong một trại tị nạn ở Kagoma cùng bố mẹ và chị gái.

    Một gia đình người Công-gô đang sống trong khu trại tị nạn ở Uganda.
     Một gia đình người Công-gô đang sống trong khu trại tị nạn ở Uganda.

    Người dân đốt cỏ khô để lấy chỗ dựng trại cho những người tị nạn mới đến từ Công-gô.
     Người dân đốt cỏ khô để lấy chỗ dựng trại cho những người tị nạn mới đến từ Công-gô.

    Yebaze ngồi trong túp lều nhỏ tại khu trại tị nạn ở Uganda.
     Yebaze ngồi trong túp lều nhỏ tại khu trại tị nạn ở Uganda.

    Christine chuẩn bị bữa tối tại trại tị nạn Malembo. “Tôi từng có một cửa hàng ở Công-gô và kiếm được khá nhiều tiền”, Christine chia sẻ.
     Christine chuẩn bị bữa tối tại trại tị nạn Malembo. “Tôi từng có một cửa hàng ở Công-gô và kiếm được khá nhiều tiền”, Christine chia sẻ.

    Người tị nạn tập trung gần một khu trại tị nạn ở Yebaze lúc trời tối.
    Người tị nạn tập trung gần một khu trại tị nạn ở Yebaze lúc trời tối. 
  3. Mời độc giả xem thêm video: Nỗi niềm người dân tản cư ở Đông Ukraine năm 2015 (Nguồn: TTXVN)

Căm phẫn thân thế kẻ cưỡng hiếp, sát hại bé gái 5 tuổi

(Kiến Thức) - Trong phiên tòa xét xử mới đây, Zachary Todd Anderson, 27 tuổi, đã phải lĩnh án tù chung thân với cáo buộc bắt cóc, cưỡng hiếp và sát hại bé gái 5 tuổi ở Mỹ. Được biết, Anderson chính là đồng nghiệp của cha nạn nhân.

Theo báo Daily Mail, xuất hiện trong phiên tòa xét xử tại Walker hồi tuần trước, Anderson đã thừa nhận tội sát hại bé gái 5 tuổi, Alayna Ertl.
Theo bản cáo trạng, Anderson đã bắt cóc Alayna tại nhà của bé ở Watkins, cách thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota khoảng 112 km về phía tây bắc vào sáng sớm ngày 20/8/2016. Thi thể của Alayna được phát hiện cùng ngày sau đó gần Công viên Wilderness ở ngoại ô Motley.

“Ác chiến” với khủng bố, Quân đội Syria tái chiếm 25% Đông Ghouta

(Kiến Thức) - Quân đội Syria tiếp tục chiến dịch quân sự ở Đông Ghouta và đã giành lại quyền kiểm soát khoảng 25% diện tích khu vực này từ tay các nhóm phiến quân. Được biết, thị trấn chiến lược Beit Naem nằm trong những khu vực vừa giải phóng.

Theo Al Masdar News ngày 5/3, Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát 25% diện tích Đông Ghouta từ tay các nhóm phiến quân. (Nguồn ảnh: AMN)
Theo Al Masdar News ngày 5/3, Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát 25% diện tích Đông Ghouta từ tay các nhóm phiến quân. (Nguồn ảnh: AMN)

“Lực lượng chính phủ Damascus được cho là đã giành lại vùng lãnh thổ rộng lớn ở Đông Ghouta, trong đó có các thị trấn Utaya, Al-Shifouniyah và Al-Nashabiyah”, nguồn tin cho hay.
“Lực lượng chính phủ Damascus được cho là đã giành lại vùng lãnh thổ rộng lớn ở Đông Ghouta, trong đó có các thị trấn Utaya, Al-Shifouniyah và Al-Nashabiyah”, nguồn tin cho hay. 

Trước đó, ngày 4/3, lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria đã chiếm được thị trấn chiến lược Beit Naem từ tay nhóm phiến quân Jaysh al-Islam.
Trước đó, ngày 4/3, lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria đã chiếm được thị trấn chiến lược Beit Naem từ tay nhóm phiến quân Jaysh al-Islam. 

“Vệ binh Cộng hòa Syria cùng các binh sĩ chính phủ, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, đã tham gia vào chiến dịch giải phóng Beit Naem”, nguồn tin nói thêm.
“Vệ binh Cộng hòa Syria cùng các binh sĩ chính phủ, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, đã tham gia vào chiến dịch giải phóng Beit Naem”, nguồn tin nói thêm. 

Với việc tái chiếm Beit Naem, lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria sẽ sớm tiến hành chiến dịch quân sự mới nhằm giành lại thị trấn Al-Muhammadiyah gần đó và có thể tiếp đến là Ash-Ash’ari.
Với việc tái chiếm Beit Naem, lực lượng Vệ binh Cộng hòa Syria sẽ sớm tiến hành chiến dịch quân sự mới nhằm giành lại thị trấn Al-Muhammadiyah gần đó và có thể tiếp đến là Ash-Ash’ari. 

Theo DW, một nguồn tin chính phủ ngày 4/3 cho biết thêm, Quân đội Syria đã tái chiếm nhiều quận, trong đó có Otaya, đồng thời “xóa sổ các nhóm khủng bố” ở vùng ngoại ô phía đông Damascus.
Theo DW, một nguồn tin chính phủ ngày 4/3 cho biết thêm, Quân đội Syria đã tái chiếm nhiều quận, trong đó có Otaya, đồng thời “xóa sổ các nhóm khủng bố” ở vùng ngoại ô phía đông Damascus. 

Theo Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ Damascus và phiến quân Jaish al-Islam ngày 4/3 đã khiến ít nhất 12 binh sĩ Syria thiệt mạng.
Theo Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ Damascus và phiến quân Jaish al-Islam ngày 4/3 đã khiến ít nhất 12 binh sĩ Syria thiệt mạng. 

Trong khi đó, Quân đội Syria xác nhận lượng lớn tay súng khủng bố đã bị tiêu diệt trên nhiều mặt trận ở Đông Damascus.
 Trong khi đó, Quân đội Syria xác nhận lượng lớn tay súng khủng bố đã bị tiêu diệt trên nhiều mặt trận ở Đông Damascus.

Phiến quân Jaish al-Islam thừa nhận các tay súng nhóm này đã rút khỏi căn cứ tại hai khu vực do các trận không kích ở Đông Ghouta.
Phiến quân Jaish al-Islam thừa nhận các tay súng nhóm này đã rút khỏi căn cứ tại hai khu vực do các trận không kích ở Đông Ghouta. 

Bản đồ tình hình chiến sự tại Đông Ghouta ngày 4/3/2018.
Bản đồ tình hình chiến sự tại Đông Ghouta ngày 4/3/2018.