Hiện diện quân sự ở Syria: Nga chủ động hay miễn cưỡng?

(Kiến Thức) - Tình hình chuyển biến khó lường với việc Liên bang Nga gia tăng hiện diện quân sự ở Syria để hậu thuẫn Tổng thống Assad chống phiến quân IS.

Hien dien quan su o Syria: Nga chu dong hay mien cuong?
Máy bay vận tải khổng lồ An-124 Condor của Liên bang Nga. 
Việc Nga gia tăng hiện diện quân sự ở Syria là một diễn biến mới, mau lẹ và đầy bất ngờ.
Mặc dù đã có những lời giải thích từ phía Nga về việc các chuyên gia quân sự Nga huấn luyện quân đội Syria vận hành các vũ khí mới mua theo hợp đồng đã ký từ trước nhưng sự quan ngại từ phía Mỹ, Tây Âu và các đối tác có liên quan lại không hề giảm. Họ đang chăm chú theo dõi từng bước đi của quyết định đầy bất ngờ của nước Nga tại vùng đất đầy bất ổn này.
Muốn hiểu phần nào quyết định của Tổng thống Putin, cần xem xét kỹ hơn về bối cảnh cuộc xung đột Syria hiện nay.
Thứ nhất, cuộc xung đột ác liệt với hơn 250.000 người thiệt mạng tại Syria đã qua năm thứ tư mà không hề có dấu hiệu chấm dứt. Quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga, Iran và phong trào Hezbollah vẫn chiến đấu quyết liệt với phe đối lập và thế trận vẫn ở tình trạng “giằng co, bất phân thắng bại”.
Thứ hai, sự xuất hiện Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng  với những thắng lợi như “trẻ tre” ban đầu đã làm thay đổi địa lý vùng biên giới Syria-Iraq. Không những vậy, phiến quân IS đã nhiều lần làm cho chính quyền Iraq thực sự lâm nguy và hiện nay chính quyền của Tổng thống Assad cũng ở trong tình trạng tương tự. Nhà nước Hồi giáo IS hiện không chỉ chống chính quyền Iraq, Syria mà còn chống cả Mỹ lẫn phương Tây.
Thứ ba, sự can dự của Mỹ và một số quốc gia phương Tây trong cuộc chiến chống IS hơn một năm qua chưa mang lại kết quả mong muốn. Cách thức chống IS của Mỹ có thể nói là mang tính “truyền thống”, có nét giống “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ đã tiến hành trong những năm 60 của thế kỷ trước, đó là quân đội nước sở tại cộng với cố vấn, vũ khí và máy bay Mỹ. Trong bối cảnh hiện nay, chống IS cần tính đến phương thức “phi truyền thống”.
Để trả lời câu hỏi Syria quan trọng đến mức nào mà nước Nga quyết định đưa cố vấn, chuyên gia, lực lượng hỗ trợ (không loại trừ cả lực lượng chiến đấu) sang giúp chính quyền của Tổng thống Assad, cần phải hiểu sâu hơn không chỉ dưới góc độ địa-quân sự, góc độ địa-chính trị mà cần nhìn cả ở góc độ địa-ngoại giao.
Ở góc độ địa-chính trị, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do giá dầu giảm mạnh, do cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây nhưng nước Nga đã từng bước “đóng băng” cuộc xung đột tại miền đông Ukraine. Nước Nga đã thành công trong việc “đóng băng” xung đột tại Moldova, tại Gruzia và rất có thể hiện nay là miền đông Ukraine. “Đóng băng” cuộc xung đột nhưng không “đóng băng” sức mạnh của nước Nga là đặc điểm lớn trong giai đoạn vừa qua. Sức mạnh của nước Nga đã thể hiện tốt hơn, hiệu quả hơn và từng bước lấy lại hình ảnh vốn có của Liên Xô trước kia.
Ở góc độ địa-quân sự, tuy không phải là các căn cứ quân sự đúng nghĩa nhưng tam giác Đảo Síp - căn cứ hải quân ở Tartus - căn cứ không quân ở Lattakia cũng là “tàu sân bay không thể đánh chìm” của quân đội Nga ở phía đông Địa Trung Hải. Như vậy, sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria nhằm đạt nhiều mục đích, trong đó có thể: giúp chính quyền của Tổng thống Assad trụ vững để đi đến giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Syria; chiến đấu có hiệu quả chống phiến quân IS (khác với cách thức Mỹ và phương Tây đang tiến hành) khi cần thiết và là “cánh tay nối dài” trong việc phòng thủ từ xa của nước Nga.
Ở góc độ địa-ngoại giao, nước Nga đang quyết liệt đấu tranh cho một thế giới đa cực, không chấp nhận sự thao túng của Mỹ và cho thế giới hiểu rằng một nước Nga hùng mạnh đã đứng dậy sau sự tan rã của Liên bang Xô viết. Đây cũng là lần đầu tiên Moscow gửi đi thông điệp rằng nước Nga sẵn sàng hành động tại bất cứ đâu để bảo vệ lợi ích của mình.
Dựa vào các phân tích trên, rất có thể nước Nga đã chủ động trong quyết định gia tăng hiện diện quân sự ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria, với việc ra lệnh cho quân đội chuẩn bị vượt biên thành lập “vùng đệm an ninh” bên trong lãnh thổ Syria.

Bị cáo buộc mưu toan xâu xé Syria, cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Jordan đều viện dẫn lý do chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo, chống chế độ Assad và ngăn chặn dòng người tị nạn. Trên thực tế, hai bên đều có những mục tiêu riêng không tiện nói ra.
Tho Nhi Ky va Jordan muu toan xau xe Syria
Các vùng đệm mà Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan lên kế hoạch thiết lập bên trong lãnh thổ Syria.
Theo Debkafile, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị 18.000 quân để thiết lập một vùng đệm ở miền bắc Syria và sử dụng lực lượng không quân để áp đặt một vùng cấm đối với máy bay của Syria. Nguồn tin Trung Đông của Debkafile báo cáo rằng quân đội Jordan cũng đã sẵn sàng để vượt biên vào miền nam Syria. Có tin nói Jordan và Israel đã lên kế hoạch yểm trợ không quân chung và tạo ra một vùng cấm bay khác ở miền nam Syria.

Liệu Nga-Mỹ có chung tay cởi “nút thắt Trung Đông”?

(Kiến Thức) - Liệu Nga-Mỹ có chung tay "cởi nút thắt Trung Đông", trong đó trọng tâm là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS và giải quyết ổn thỏa cuộc nội chiến Syria?

Lieu Nga-My co chung tay coi “nut that Trung Dong”?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Có dấu hiệu hợp tác Nga-Mỹ chống phiến quân IS