Hy hữu người phụ nữ sinh con trong lúc ngủ

(Kiến Thức) -  Trong lúc cô Amy vì mệt mỏi mà ngủ say, bé gái đã tự mình chui ra khỏi cơ thể mẹ thông qua cơn co thắt tử cung mạnh mẽ.

Mới đây, cô Amy Dunbar, một phụ nữ người Anh đã chia sẻ trải nghiệm sinh nở kỳ lạ của mình, gây xôn xao dư luận.
Theo Amy, ngày chờ sinh hôm đó, cô đau bụng suốt 12 tiếng đồng hồ nhưng vẫn không có cơn dặn vì vậy các bác sĩ quyết định gây tê giảm đau cho cô.
Sau khi được gây tê, vì quá mệt mỏi và kiệt sức, Amy chìm sâu vào giấc ngủ. Trong thời gian đó, cha mẹ của Amy cũng ở bên chăm sóc nhưng không thấy có sự lạ gì.
Mãi đến khi y tá hộ sinh đến kiểm tra, phát hiện máy đo cho thấy Amy đã có những cơn co thắt tử cung mạnh, ngay sau đó y tá lại giật mình khi không thấy nhịp tim của thai nhi trong bụng mẹ vì vậy lập tức đánh thức Amy.
Hy huu nguoi phu nu sinh con trong luc ngu
 Ảnh minh họa.
Tất cả những điều này làm Amy vô cùng ngạc nhiên, sợ hãi và trở nên luống cuống thế nhưng y tá bên cạnh rất bình tĩnh, an ủi cô và nói: "Đừng lo lắng, cô tỉnh lại rồi, di chuyển cơ thể một chút là sẽ thấy, đưa bé có thể vừa mới di chuyển".
Thấy vậy, Amy liền vén chăn ra để thử xoay người. Lúc này cô hốt hoảng khi cảm thấy dưới thân mình có gì đó. Gạt bỏ hoàn toàn chiếc chăn đang che phủ cơ thể, cô Amy và tất cả mọi người choáng váng khi thấy bé gái sơ sinh đã nằm trên giường.
Hóa ra, trong lúc Amy ngủ say, bé gái đã tự mình chui ra khỏi cơ thể mẹ thông qua cơn co thắt tử cung mạnh mẽ.
Amy cũng cho biết thêm, khi phát hiện cháu gái sơ sinh nằm co quắp trên giường như một quả bóng, cha của cô đã vội vã chạy ra khỏi phòng bệnh và hét lên: "Chúng tôi cần giúp đỡ!".
Vì con gái ra đời nhưng không khóc, Amy lo lắng khôn nguôi, may mắn thay, sau khi kiểm tra sức khỏe tổng thể, y tá xác nhận cô con gái của Amy hoàn toàn khỏe mạnh. 
Theo các bác sĩ, trường hợp sinh con trong lúc ngủ của cô Amy quả thực là trường hợp hy hữu. Mặc dù không có bất cứ ê kíp y tế nào giúp đơ, cả mẹ cả con cô Amy đều khỏe mạnh. 

Mời quý độc giả theo dõi video: Hoa hậu Kỳ Duyên "mang bầu", Hứa Vĩ Văn "lê lết" ở phòng sinh sản


Tại sao bà bầu thời cổ đại lại sử dụng nước nóng khi chuyển dạ?

(Kiến Thức) - Trong các bộ phim cổ trang, mọi người có thể thấy, khi có phụ nữ sinh nở, cả gia đình sẽ vô cùng sốt sắng, lo lắng, bà đỡ bên cạnh luôn miệng hỏi "có nước nóng chưa?". Nước nóng quan trọng như vậy sao?

Thời cổ đại, khoa học, y học và công nghệ không phát triển mạnh như như bây giờ. Việc sinh con được cho là một trong những cửa ải nguy hiểm, đầy rủi ro của người phụ nữ. Có rất nhiều sản phụ, do sức khỏe yếu lại không có phương pháp cứu chữa kịp thời, đã qua đời trong khi sinh con.

Trong các bộ phim cổ trang, mọi người có thể thấy, khi có phụ nữ sinh nở, cả gia đình sẽ vô cùng sốt sắng, lo lắng, bà đỡ bên cạnh luôn miệng hỏi "có nước nóng chưa?". Nước nóng quan trọng như vậy sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Nguyên bản trước kia, khi sinh nở, các sản phụ đều dựa vào chính bản thân và người nhà giúp đỡ. Thế nhưng, vì lạc hậu về mọi mặt, điều kiện vệ sinh không phải lúc nào cũng tốt, khiến sản phụ và trẻ sơ sinh phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Người xưa vẫn có câu "bụng chửa cửa mả" là để chỉ sự nguy hiểm của việc sinh nở.

Tai sao ba bau thoi co dai lai su dung nuoc nong khi chuyen da?
 Ảnh minh họa.

Đến thời Đông Hán, đã xuất hiện chức nghiệp bà đỡ. Những bà đỡ này dựa vào kinh nghiệm phong phú, giúp những sản phụ sinh nở dễ sàng hơn, giảm đáng kể tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh chết so sinh khó, từ đó được mọi người tôn trọng.

Khi bà đỡ đến giúp đỡ sản phụ sinh nở, việc đầu tiên thường là hướng dẫn những người trong gia đình chuẩn bị nước nóng. Trong suốt quá trình chuẩn bị, thông thường bà đỡ cũng sẽ liên tục hỏi: "Nước nóng chuẩn bị xong chưa? Phải chuẩn bị nhiều một chút".

Nghe qua giống như nước nóng là một loại thần dược, giúp sản phụ dễ sinh hơn. Thực ra không phải, chủ yếu bà đỡ cần nước nóng là vì phụ nữ sinh con, chắc chắn sẽ mất rất nhiều máu. Hơn nữa mồ hôi, nước ối... cũng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bà đỡ. Lúc này nhất định phải không ngừng lau rửa.

Nước lạnh thời xưa thường được lấy từ giếng hoặc các con sông, con suối, chứa nhiều vi khuẩn khong thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, để khử trùng, buộc phải đun sôi nước và để nguội bớt cho ấm.

Đến khi sản phụ sinh nở, sẽ dùng nước ấm để lau vết thương, tránh nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, sản phụ và trẻ sơ sinh khi vừa sinh nở xong là những người vô cùng yếu ớt, việc sử dụng nước ấm cũng giúp ngăn ngừa sản phụ và trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng xấu đến cơ thể sau này.

Như vậy, có thể thấy, trong điều kiện lạc hậu thời cổ đại, nước nóng có thể coi là một thuốc sát trùng, có tác dụng bảo vệ sản phụ và trẻ sơ sinh.

Mô tả video



Đàn ông nên hay không nên có mặt trong thời điểm vợ sinh nở

Dưới đây là những lợi ích và bất lợi từ sự hiện diện của người chồng trong thời điểm vợ sinh con.

Mặc dù một số người bố rất vui vẻ chào đón đứa con của mình và giúp đỡ vợ trong thời điểm sinh nở gian truân, một số người lại không muốn có mặt trong quá trình đó. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về những lợi ích và bất lợi về sự hiện diện của người chồng trong thời điểm này.

Bất lợi