Tại sao bà bầu thời cổ đại lại sử dụng nước nóng khi chuyển dạ?

(Kiến Thức) - Trong các bộ phim cổ trang, mọi người có thể thấy, khi có phụ nữ sinh nở, cả gia đình sẽ vô cùng sốt sắng, lo lắng, bà đỡ bên cạnh luôn miệng hỏi "có nước nóng chưa?". Nước nóng quan trọng như vậy sao?

Thời cổ đại, khoa học, y học và công nghệ không phát triển mạnh như như bây giờ. Việc sinh con được cho là một trong những cửa ải nguy hiểm, đầy rủi ro của người phụ nữ. Có rất nhiều sản phụ, do sức khỏe yếu lại không có phương pháp cứu chữa kịp thời, đã qua đời trong khi sinh con.
Trong các bộ phim cổ trang, mọi người có thể thấy, khi có phụ nữ sinh nở, cả gia đình sẽ vô cùng sốt sắng, lo lắng, bà đỡ bên cạnh luôn miệng hỏi "có nước nóng chưa?". Nước nóng quan trọng như vậy sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nguyên bản trước kia, khi sinh nở, các sản phụ đều dựa vào chính bản thân và người nhà giúp đỡ. Thế nhưng, vì lạc hậu về mọi mặt, điều kiện vệ sinh không phải lúc nào cũng tốt, khiến sản phụ và trẻ sơ sinh phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Người xưa vẫn có câu "bụng chửa cửa mả" là để chỉ sự nguy hiểm của việc sinh nở.
Tai sao ba bau thoi co dai lai su dung nuoc nong khi chuyen da?
 Ảnh minh họa.
Đến thời Đông Hán, đã xuất hiện chức nghiệp bà đỡ. Những bà đỡ này dựa vào kinh nghiệm phong phú, giúp những sản phụ sinh nở dễ sàng hơn, giảm đáng kể tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh chết so sinh khó, từ đó được mọi người tôn trọng.
Khi bà đỡ đến giúp đỡ sản phụ sinh nở, việc đầu tiên thường là hướng dẫn những người trong gia đình chuẩn bị nước nóng. Trong suốt quá trình chuẩn bị, thông thường bà đỡ cũng sẽ liên tục hỏi: "Nước nóng chuẩn bị xong chưa? Phải chuẩn bị nhiều một chút".
Nghe qua giống như nước nóng là một loại thần dược, giúp sản phụ dễ sinh hơn. Thực ra không phải, chủ yếu bà đỡ cần nước nóng là vì phụ nữ sinh con, chắc chắn sẽ mất rất nhiều máu. Hơn nữa mồ hôi, nước ối... cũng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bà đỡ. Lúc này nhất định phải không ngừng lau rửa.
Nước lạnh thời xưa thường được lấy từ giếng hoặc các con sông, con suối, chứa nhiều vi khuẩn khong thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, để khử trùng, buộc phải đun sôi nước và để nguội bớt cho ấm.
Đến khi sản phụ sinh nở, sẽ dùng nước ấm để lau vết thương, tránh nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, sản phụ và trẻ sơ sinh khi vừa sinh nở xong là những người vô cùng yếu ớt, việc sử dụng nước ấm cũng giúp ngăn ngừa sản phụ và trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng xấu đến cơ thể sau này.
Như vậy, có thể thấy, trong điều kiện lạc hậu thời cổ đại, nước nóng có thể coi là một thuốc sát trùng, có tác dụng bảo vệ sản phụ và trẻ sơ sinh.

Mô tả video



Những thói quen tưởng đúng nhưng gây hại khi mang thai

Theo Ths.Bs Trần Thị Kim Xuyến, để đảm bảo mẹ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện, mẹ bầu cần từ bỏ những thói quen xấu dưới đây:

Đi bộ tùy thích - càng nhiều sẽ tốt cho thai nhi:

Bánh mì tuy ngon nhưng những người sau đây nên tránh xa

(Kiến Thức) - Bánh mì là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới, chứa một lượng dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn bánh mì.
 

Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa
Người bị thận không nên ăn bánh mì bởi nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) - loại ung thư phổ biến trong các loại ung thư thận. Ảnh: thanhnien.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-2
 Hầu hết các loại bánh mì đều chứa rất nhiều muối. Do đó, người bị thận ăn quá nhiều bánh mì đồng nghĩa với việc đang nạp 1 lượng muối vượt mức vào cơ thể. Ảnh: cafefcdn.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-3
 Người bị tiểu đường loại 2 cũng nên hạn chế ăn bánh mì. Ảnh: znews.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-4
 Lý do là trong bánh mì có hàm lượng tinh bột lớn, khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Ảnh: thuocdantoc.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-5
 Người bị thừa cân, béo phì cũng là những đối tượng không nên sử dụng bánh mì. Ảnh: daubepgiadinh.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-6
 Nguyên nhân là do bánh mì được làm từ tinh bột nên rất giàu năng lượng. Chỉ với 2 lát bánh mì sandwich đã chứa xấp xỉ 400 calo. Ảnh: foody.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-7
 Nếu bạn bị táo bón, bánh mì cũng là thực phẩm bạn không nên tiêu thụ. Ảnh: huongnghiepaau.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-8
 Bánh mì chứa một lượng lớn bột - một loại chất kết dính. Đó là lý do tại sau ăn nhiều bánh mì sẽ gây ra táo bón. Ảnh: daylambanh.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-9
 Bánh mì cũng không phù hợp với người bị tim mạch và cao huyết áp. Ảnh: shopee.
Banh mi tuy ngon nhung nhung nguoi sau day nen tranh xa-Hinh-10
 Trong bánh mì có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa, làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Ảnh: cafebizcdn.