Hồng Quyên
Thông tin trên được ông Trần Đình Hùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Lý Sơn thông tin đến báo chí.
Trung Tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Ảnh: Lê Xuân Thọ |
![]() |
Trong những ngày cuối tháng 7/2023, sau mưa lớn kéo dài, nước dâng cao làm ngập cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khiến giao thông ùn tắc nhiều tiếng đồng hồ. Vị trí bị ngập thuộc xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; đoạn ngập kéo dài khoảng 100 m. Thời điểm ngập sâu nhất là khoảng 2h sáng ngày 29/7, nước dâng cao trên mặt đường cao tốc, đoạn sâu nhất gần 1m. Ô tô phải đợi hàng tiếng đồng hồ để nước rút mới lưu thông được. Ảnh: Bạn đọc cung cấp. |
Ngày 31/7, đã diễn ra cuộc họp giữa các bên về việc đoạn cao tốc này bị ngập, cũng như bàn giải pháp khắc phục. Đại diện Công ty truyền tải điện Bình Thuận cho biết theo kỹ thuật, khoảng cách từ dây dẫn điện đường dây 550 kV xuống mặt đường chỉ cần 14 m là đảm bảo an toàn, còn ở đây khoảng cách hơn 22 m. Do vậy, việc làm cống thấp tại đây không phải bị khống chế bởi đường dây 550 kV. Tuy nhiên, trong Nghị định 12/2014NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực Việt Nam, thì khoảng cách 14 m là đối với đường dây đến 35 kV. Còn đối với đường dây có điện áp từ 220 kV trở lên, thì khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 18 m. “Võng cực đại là thời điểm nóng nhất, khiến cho đường dẫn giãn ra tối đa, nên đo khoảng cách võng cực đại phải đo vào thời gia này. Còn cơ quan chức năng đo lúc không phải nóng nhất thì chưa được chính xác. Nên nếu báo khoảng cách vẫn còn an toàn, thì tại điểm ngập đấy, sao không nâng được lên cho khỏi còn bị đánh võng và sẽ tránh được ngập?”, một kỹ sữ cầu đường chia sẻ với phóng viên. |