Huyền thoại Hùng Vương và tinh thần “dân là gốc“

Huyền thoại Hùng Vương từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức người Việt. Đó không chỉ là câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, ý chí dựng nước và giữ nước.

Huyen thoai Hung Vuong va tinh than
 Tuy nhiên, từ góc độ khoa học, huyền thoại Hùng Vương có phải hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng hay thực chất phản ánh những sự kiện lịch sử được lưu truyền qua dân gian? Các nghiên cứu khảo cổ học, sử học và nhân chủng học trong những thập kỷ qua đã cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng, giúp làm sáng tỏ thời kỳ được xem là "buổi bình minh" của lịch sử Việt Nam.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than
Một trong những câu hỏi quan trọng nhất về truyền thuyết Hùng Vương là liệu nhà nước Văn Lang có thực sự tồn tại hay không? Nếu xét theo mô hình triều đại phong kiến chặt chẽ như thời Lý, Trần thì chưa có bằng chứng thuyết phục. Nhưng nếu tiếp cận từ góc độ nhà nước sớm– một thực thể chính trị có tổ chức, có lãnh đạo và quản lý xã hội – thì các nghiên cứu khảo cổ học đã mang lại nhiều chứng cứ quan trọng.
PGS.TS Trịnh Sinh, chuyên gia khảo cổ học khẳng định, để hiểu rõ văn hóa Hùng Vương – thời đại dựng nước đầu tiên của dân tộc, cần kết hợp bằng chứng khảo cổ với tư liệu từ chính sử, văn bia, sắc phong và văn hóa dân gian. Ông nhấn mạnh rằng: Văn hóa Đông Sơn, với hệ thống mộ táng, di tích như Cổ Loa, Việt Khê, Làng Vạc, đã chứng minh sự phân tầng xã hội – một trong những tiền đề hình thành nhà nước sớm thời Hùng Vương. Sự phát triển kinh tế, trị thủy, chống ngoại xâm và giao lưu văn hóa rộng rãi trong thời kỳ này chính là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
Bên lề Hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” năm 2019 , GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã khẳng định: “Thời đại Hùng Vương là có thật”. Nhiều chuyên gia khảo cổ học cũng nhận định: “Câu chuyện 18 đời vua Hùng chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khảo cổ học trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra rằng vào khoảng 2.700 – 2.500 năm trước, đã tồn tại một xã hội có tổ chức, với những trung tâm cư trú lớn, có dấu hiệu phân tầng xã hội rõ rệt. Điều này phù hợp với mô tả trong truyền thuyết về nhà nước Văn Lang”.
Những di tích khảo cổ tiêu biểu chứng minh sự tồn tại của một xã hội phát triển thời kỳ này gồm:
Thành Cổ Loa: Được xem là trung tâm quyền lực của người Việt cổ, có hệ thống thành lũy đồ sộ với kỹ thuật xây dựng tiên tiến.
Các khu mộ cổ ở Việt Khê, Làng Vạc: Chứa đựng nhiều đồ tùy táng phong phú, phản ánh sự phân tầng xã hội rõ rệt.
Các di tích Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn: Cho thấy sự phát triển liên tục của cộng đồng cư dân từ sớm đến khi hình thành một tổ chức xã hội có cấu trúc phức tạp.
Những bằng chứng này khẳng định rằng thời đại Hùng Vương không chỉ là huyền thoại, mà có cơ sở lịch sử vững chắc.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than
Nếu nhà nước Văn Lang xuất hiện trong truyền thuyết, thì nền văn hóa tạo nên nhà nước đó chính là văn hóa Đông Sơn (khoảng 700 TCN – 100 SCN). Đây là nền văn hóa phát triển rực rỡ, được coi là cái nôi của văn minh Việt cổ.
Theo một số chuyên gia, sự phát triển của văn hóa Đông Sơn không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao mà còn phản ánh sự vận hành của một xã hội có tổ chức, đủ điều kiện để hình thành một nhà nước sớm.
Những đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Sơn gồm:
Trống đồng Đông Sơn – biểu tượng quyền lực và tín ngưỡng, phản ánh trình độ luyện kim cao cấp.
Kỹ thuật luyện kim tiên tiến – chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí và đồ dùng sinh hoạt.
Nông nghiệp lúa nước phát triển – tạo nền tảng kinh tế ổn định.
Cấu trúc xã hội có phân tầng – thể hiện qua các di tích mộ táng.
Từ đó, có thể thấy văn hóa Đông Sơn chính là nền tảng hiện thực hóa truyền thuyết về nước Văn Lang, giúp huyền thoại Hùng Vương trở nên thuyết phục hơn dưới góc nhìn khoa học.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than
Nếu góc nhìn khoa học giúp xác định những yếu tố lịch sử có thật trong truyền thuyết Hùng Vương, thì góc nhìn văn hóa làm rõ vai trò của huyền thoại này trong việc định hình bản sắc dân tộc.
Khác với nhiều huyền thoại về các triều đại phong kiến mang tính thần quyền hoặc quân quyền, truyền thuyết Hùng Vương lại nhấn mạnh vai trò của nhân dân.
Hình tượng các vua Hùng không phải là những vị quân vương chinh phạt, mà là những người dựng nước, cùng dân khai hoang, trồng lúa, trị thủy.
Triết lý này khẳng định một giá trị xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam: Nhà nước không chỉ là bộ máy cai trị, mà là sự đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân; Tư tưởng "dân là gốc" đã trở thành nguyên lý tổ chức xã hội của người Việt qua hàng nghìn năm.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than
Một minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống bền vững của huyền thoại Hùng Vương là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, được thực hành liên tục qua hàng nghìn năm.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng mà còn là dịp để toàn thể dân tộc Việt Nam ôn lại truyền thống yêu nước, bảo vệ độc lập và tự chủ. Lễ hội này đã trở thành một biểu tượng văn hóa, là dịp để mọi người gắn kết với cội nguồn, dù ở bất kỳ nơi đâu. Năm 2012, UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, điều này càng khẳng định giá trị trường tồn của huyền thoại này.
PGS.TS Bùi Văn Liêm, nhấn mạnh: “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương không chỉ nhắc nhở mỗi người Việt về chung một cội nguồn, mà còn gắn kết truyền thống với hiện tại, giúp thế hệ sau hiểu về quá khứ và phát huy bản sắc dân tộc”.
Truyền thuyết Hùng Vương, dù dưới góc nhìn khoa học hay văn hóa, vẫn là một biểu tượng bất diệt của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử có thật mà còn giúp cố kết cộng đồng, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.
Việc tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá giá trị của huyền thoại Hùng Vương là trách nhiệm chung của thế hệ hôm nay, để những di sản văn hóa và lịch sử này không bị lãng quên trước dòng chảy hiện đại hóa.
Huyen thoai Hung Vuong va tinh than

Vua Hùng nào cũng thọ vài trăm tuổi, có người sống 420 năm

Theo Ngọc phả Hùng Vương, các vua Hùng đều rất thọ, thậm chí có vị sống đến 420 tuổi, vua Hùng mất sớm nhất cũng sống cả trăm năm.

Triều Hùng - vương triều đầu tiên của người Việt, được cho là tồn tại từ khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên cho đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các hiểu biết của chúng ta về triều đại này không đến từ chính sử mà từ truyền thuyết và những văn bản ghi chép sự tích trong dân gian. Một trong những văn bản cổ ghi lại nhiều thông tin nhất về triều đại này là cuốn Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470, thời vua Lê Thánh Tông).

Ngọc phả Hùng Vương gồm 21 tờ, 42 trang chữ Hán, tổng cộng gần 10.000 chữ, không chỉ nêu rõ vương hiệu, công tích của từng đời vua Hùng mà còn ghi chép cả tuổi thọ, số năm trị vì của các vị.

Sự nghiệp lẫy lừng của Hùng Vương - ông tổ dựng nước Văn Lang

Người có công thống nhất các bộ lạc, có công lập nước Văn Lang, chính là thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang hùng mạnh – tức Hùng Vương thứ nhất của triều Hùng.

Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang là rất lâu dài. Từ những cơ sở ban đầu là các bộ lạc người Việt, xuất hiện cách ngày nay khoảng hơn 3.000 năm, theo truyền thuyết và sử cũ thì có 15 bộ lạc, trải qua một thời gian hoạt động riêng lẻ, các bộ lạc này đã biết liên kết tạo thành liên minh bộ lạc để giúp đỡ lẫn nhau trong việc chinh phục tự nhiên, chống nạn xâm lấn từ bên ngoài…
Dần dà về sau, cùng với sự phát triển của nền văn hoá Đông Sơn với những thành tựu rực rỡ thì mức độ phân hoá giàu nghèo trong xã hội đã thể hiện rất sâu sắc. Điều này đang đòi hỏi xã hội lúc ấy phải có một tổ chức quản lí thống nhất và chặt chẽ hơn.

18 đời vua Hùng bao gồm những ai?

Với người Việt Nam, các vua Hùng đại diện cho tổ tiên, cho truyền thống dựng nước và là niềm tự hào về nền văn minh đậm đà bản sắc riêng suốt nhiều nghìn năm.

Giỗ tổ Hùng Vương là Quốc giỗ nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.

Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn... sau này và có thể có 1 hoặc... vài chục vị vua.

Hiểu sao cho đúng chuyện các Vua Hùng sống thọ hàng trăm năm?

Khi tìm hiểu về các vị Vua Hùng trong truyền thuyết Việt Nam, hậu thế không nên đếm tuổi thọ các ngài bằng những con số có phần “siêu thực”.

Hieu sao cho dung chuyen cac Vua Hung song tho hang tram nam?
Được soạn năm 1470, Ngọc phả Hùng Vương kể lại sự tích các vị Vua Hùng từ đầu cho tới khi Triệu Đà diệt An Dương Vương lập nước Nam Việt. Văn bản cổ này ghi chép cả tuổi thọ, số năm trị vì của các vị. Theo đó, các Vua Hùng có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Giỗ tổ Hùng Vương – thời khắc linh thiêng cảm nhận tinh thần dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ, rất ít dân tộc trên thế giới lại có một ngày tưởng nhớ tổ tiên thành quốc lễ như Việt Nam. Giỗ tổ Hùng Vương là thời khắc linh thiêng để cùng cảm nhận sâu sắc nhất về tinh thần dân tộc...

“Trong dòng chảy vô tận của thời gian, có những giá trị không bao giờ cũ, những biểu tượng không phai nhòa, và Giỗ Tổ Hùng Vương chính là một trong những biểu tượng như thế. Không chỉ là ký ức lịch sử, Giỗ Tổ là cột mốc thiêng liêng đánh thức lòng yêu nước, là lời hiệu triệu vang vọng trong từng thế hệ con cháu Lạc Hồng”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội chia sẻ.
Gio to Hung Vuong – thoi khac linh thieng cam nhan tinh than dan toc
 PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng.