'Doanh nghiệp bất động sản đã học được các bài học đắt giá'

(Vietnamdaily) - Theo HoREA, các doanh nghiệp bất động sản đã "học được các bài học đắt giá, đáng đồng tiền bát gạo" để khắc phục các "sai lệch" trong hoạt động đầu tư kinh doanh... 

Ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1435 về việc thành lập Tổ công tác nhằm rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.

Tổ công tác do ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Xây dựng làm tổ trưởng. Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm tổ phó. Cùng với đó là 5 thành viên khác.

Tổ công tác có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản…

Mới đây, Trong văn bản gửi vừa Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, cộng đồng doanh nghiệp, khách hàng, nhất là người mua nhà và nhà đầu tư đều rất kỳ vọng tổ công tác sẽ khẩn trương xem xét, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết để sớm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Theo HoREA, thị trường bất động sản là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp khoảng 11-13% GDP, liên quan đến hơn 35 ngành nghề thuộc hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động và góp phần bảo đảm an sinh xã hội về nhà ở cho người dân.

Do đó, Hiệp hội đề nghị tổ công tác khẩn trương làm việc với UBND TP Hà Nội, UBND TP HCM và một số tỉnh trọng điểm. Bên cạnh đó, Hiệp hội đề nghị tổ công tác sắp xếp gặp trực tiếp doanh nghiệp để nghe trình bày các vướng mắc, khó khăn cụ thể.

'Doanh nghiep bat dong san da hoc duoc cac bai hoc dat gia'
 Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn

Theo HoREA, hiện nay có đến khoảng 70% dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại bị "vướng mắc pháp lý" nên Quyết định số 1435 được ban hành rất kịp thời, tác động tích cực ngay tức thì và có tính lan tỏa, giúp cho thị trường bất động sản phần nào lấy lại "niềm tin" và ổn định một bước "tâm lý thị trường, tâm lý khách hàng và nhà đầu tư", đồng thời tiếp thêm động lực để các doanh nghiệp phải nỗ lực "tự cứu mình" để giữ "chữ tín" với khách hàng, đối tác và đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư và sản phẩm nhà ở hướng đến nhu cầu thực.

Các doanh nghiệp cũng đã "học được các bài học đắt giá, đáng đồng tiền bát gạo" để khắc phục các "sai lệch" trong hoạt động đầu tư kinh doanh mà trước hết là phải luôn luôn thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và không chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần hoặc chỉ chăm chăm "tối đa hóa lợi nhuận" mà phải bảo đảm nguyên tắc đạt cho được điểm cân bằng, hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, lợi ích của Nhà nước đại diện cho lợi ích công cộng, để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển trở lại theo hướng ngày càng minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững.

Cũng theo HoREA, hiện các cấp có thẩm quyền ở trung ương đã ban hành rất nhiều văn bản định hướng chiến lược, đặc biệt là Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt ra mục tiêu “Đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất”. Do vậy, có thể nói 2 năm 2022 - 2023 là “thời điểm vàng” để xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 13 ngày 29/8/2022 “Về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” và đã quyết định kế hoạch đến năm 2025 phát triển 570.000 căn nhà ở xã hội, đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Nhưng, để giải quyết các vướng mắc do quy định của các luật thì phải cần có thời gian. Nên trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ khẩn trương xem xét ban hành ngay trong tháng 11/2022 “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” và “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể của các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở.

“Đi đôi với tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính thì rất cần sớm khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý trong một số cán bộ công chức dẫn đến đùn đẩy hồ sơ lòng vòng, không dám đề xuất, không dám quyết định”, HoREA nhấn mạnh.

HoREA đề xuất bỏ quy định bán nhà phải qua sàn

(Vietnamdaily) - Theo HoREA, quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà, công trình xây dựng thông qua sàn giao dịch bất động sản” đã không phù hợp với các quy định pháp luật về dân sự, về doanh nghiệp, về đầu tư và không sát với thực tiễn…

Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Bỏ quy định bán nhà phải qua sàn giao dịch

Tiếc đất vàng bỏ hoang lãng phí, HoREA gửi văn bản đến Bộ Chính trị

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng góp ý kiến về việc phát huy đầy đủ nguồn lực đất đai trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng góp ý kiến về việc phát huy đầy đủ nguồn lực đất đai trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tại văn bản này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng nguồn lực đất đai thời gian qua chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách vẫn còn một số "bất cập" dẫn đến nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ.

Dự án Tuần Châu - Hà Nội hơn thập kỷ dang dở, vào diện rà soát

Dự án Tuần Châu - Hà Nội triển khai từ năm 2005, tuy nhiên đến nay chậm triển khai, kênh tiêu được duy tu sửa chữa gây khó khăn cho người dân...

Trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp HĐND lần thứ 10, UBND TP Hà Nội cho biết, UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) đã có Quyết định số 1890 năm 2005 và giấy chứng nhận đầu tư năm 2007, cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty CP Tuần Châu Hà Tây (nay là Công ty CP Tuần Châu Hà Nội) thực hiện dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai trên diện tích hơn 198ha.

Theo UBND TP, hiện dự án đã giải phóng mặt bằng được khoảng 42,1ha. Nhà đầu tư đã nhận bàn giao 25,55ha đất liền mảnh và thực hiện đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng hạng mục đất vui chơi giải trí và 13 căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp.

Du an Tuan Chau - Ha Noi hon thap ky dang do, vao dien ra soat

Dự án Tuần Châu Hà Nội được kỳ vọng sẽ trở thành một "Hạ Long trên cạn" giữa lòng Thủ đô, sau hơn thập kỷ triển khai, vẫn dở dang

Diện tích đất còn lại chưa giải phóng mặt bằng là khoảng hơn 156ha. Theo UBND TP Hà Nội, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đã được UBND TP phê duyệt điều chỉnh thành Khu du lịch vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu Hà Nội để phù quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

"Hiện nay, nhà đầu tư đang đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên để phù hợp Quy hoạch chi tiết 1/500 đã được điều chỉnh, làm cơ sở tiếp tục triển khai dự án", UBND TP thông tin.

UBND TP Hà Nội đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội và UBND huyện Quốc Oai kiểm tra rà soát, chỉ đạo tổ chức khai thác quản lý công trình thủy lợi tiến hành khơi thông dòng chạy, duy tu sửa chữa để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và đôn đốc các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ dự án.

Dự án này khi mới công bố đã được kỳ vọng sẽ trở thành một "Hạ Long trên cạn" giữa lòng Thủ đô của "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển.

Vào tháng 6/2021, chủ đầu tư dự án xin Thủ tướng cho điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm quy mô diện tích đất dự án xuống 198,64ha, đồng thời mở rộng mục tiêu, quy mô xây dựng nhà ở.

Liên quan đến đề xuất của Công ty CP Tuần Châu Hà Nội, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có văn bản lấy ý kiến các bộ Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an, Tư pháp, Văn hóa - thể thao và du lịch, trước khi trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Mới đây, nêu tại tờ trình về Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ chủ trì cùng với các Sở, ngành tiếp tục rà soát những dự án chậm tiến độ để hàng năm cập nhật vào danh mục thực hiện giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, có 80 dự án khu đô thị, nhà ở tại các quận, huyện nằm trong danh sách rà soát. Trong đó có dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Nội. Dự án được khởi công năm 2008, tiến độ được duyệt là đến quý IV/2020. Tuy nhiên đến nay dự án đang thi công hạ tầng kỹ thuật, khu vui chơi và đang tiếp tục giải phóng mặt bằng.