Hôm nay, nhiều địa phương bắt đầu chấm thi tốt nghiệp THPT

Hôm nay 12/8, nhiều địa phương trên cả nước bắt tay vào công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Thanh Ngọc, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định) cho biết, hôm nay 12/8, địa phương bắt đầu công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020, gồm chấm cả bài tự luận và trắc nghiệm.
Cụ thể, 8h khai mạc chấm thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2020, 9h khai mạc chấm thi tự luận. Công tác làm phách đã bắt đầu từ sáng qua 11/8. Ban làm phách được cách ly triệt để trong suốt thời gian được tập trung cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận.
Hom nay, nhieu dia phuong bat dau cham thi tot nghiep THPT
 Ảnh: Thanh Hùng
Năm nay, tổng số bài thi tự luận môn Ngữ văn của tỉnh Nam Định là 18.408, số bài thi trắc nghiệm là 88.970 bài.
Thành phần ban chấm thi tự luận gồm 1 trưởng ban; 3 phó trưởng ban và 6 tổ chấm (mỗi tổ 26 cán bộ chấm thi) và 1 tổ chấm kiểm tra (1 tổ trưởng và 17 cán bộ chấm thi).
Theo ông Ngọc, trong quá trình bàn giao bài thi từ ban làm phách về phòng quản lý bài thi tự luận đều có công an và thanh tra đi cùng, công tác an ninh được đảm bảo tuyệt đối.
Với số bài thi trắc nghiệm, tỉnh Nam Định trang bị 5 máy tính (1 máy chủ, 3 máy trạm, 1 máy dự phòng), 3 máy quét và 1 máy in phục vụ công tác chấm.
Thành phần ban chấm thi trắc nghiệm gồm 1 trưởng ban; 3 phó ban; 1 thư ký; 1 tổ chấm trắc nghiệm (1 tổ trưởng và 6 ủy viên); 1 tổ thư ký chấm trắc nghiệm (1 tổ trưởng và 6 ủy viên); 1 tổ giám sát (1 tổ trưởng và 3 ủy viên).
Khu vực chấm thi được bảo đảm an ninh, an toàn và có công an bảo vệ liên tục 24/24.
“Do số lượng bài và số cán bộ chấm thi được điều động như mọi năm nên việc chấm thi chắc cũng sẽ trong khoảng từ 9-10 ngày”, ông Ngọc nói.
Do đó, dự kiến ngày 20-21/8, Nam Định sẽ hoàn tất khâu chấm thi.
Ông Hà Huy Phương, Trưởng phòng Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết, địa phương cũng bắt đầu chấm thi tốt nghiệp THPT từ hôm nay.
“Chiều qua, các cán bộ đã được cách ly để làm phách. Quá trình làm phách đến đâu thì liên tục bàn giao ra để chấm thi. Bao giờ chấm bài thi xong thì số cán bộ làm phách mới được ra ngoài”, ông Phương cho hay.
Theo ông Phương, Bắc Ninh tổ chức chấm thi tự luận và trắc nghiệm song song bởi 2 ban độc lập.
Năm nay, số bài thi tự luận (môn Ngữ văn) của Bắc Ninh là 14.483 bài thi. Địa phương đã huy động 100 cán bộ chấm thi và 13 cán bộ chấm kiểm tra bài thi tự luận.
Cùng đó, 19 cán bộ phụ trách khâu chấm thi trắc nghiệm với 69.756 bài.
Theo ông Phương, việc chấm thi sẽ diễn ra trong khoảng 1 tuần và dự kiến đến ngày 18/8, Bắc Ninh sẽ hoàn tất việc chấm thi.
Ông Hoàng Văn Thi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết từ hôm qua 11/8, địa phương đã tiến hành làm phách.
Năm nay, Thanh Hóa có trên 34.000 bài thi tự luận. Sở GD-ĐT Thanh Hóa huy động hơn 250 cán bộ chấm.
Còn ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên cho biết, từ 10h sáng ngày hôm qua 11/8, địa phương cũng đã thực hiện khâu đầu tiên là làm phách. Theo ông Kiên, từ ngày 14/8, tỉnh này cũng sẽ bắt đầu chấm.
Theo kế hoạch, hội đồng thi các tỉnh sẽ tổ chức chấm thi và gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ GD-ĐT muộn nhất vào ngày 26/8. Ngày 27/8, Bộ GD-ĐT và các hội đồng thi sẽ công bố kết quả.

Giám thị ở Bình Phước bị kỷ luật vì để xảy ra sai sót

Hội đồng thi Sở GD&ĐT Bình Phước sẽ xem xét xử lý kỷ luật 2 giám thị để xảy ra sai sót khiến một nữ sinh phải thi lại.
 
 

Sáng 11/8, tại điểm thi trường THPT Phú Riềng, huyện Phú Riềng, Hội đồng thi Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước tổ chức thi lại cho em Trần Thị Kim Trang.

Em Trang là trường hợp duy nhất phải tổ chức thi lại bằng đề dự phòng do nhầm lẫn của giám thị và thí sinh trong ngày thi môn Địa lý diễn ra sáng 10/8.

Giam thi o Binh Phuoc bi ky luat vi de xay ra sai sot
Trần Thị Kim Trang sau khi thi xong môn vào sáng 11/8. Ảnh: L.Ngân. 

Cần sớm bỏ hộ khẩu

Những ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc giữ hay bỏ hộ khẩu tại về dự thảo luật Cư trú sửa đổi một lần nữa cho thấy quyết tâm rất lớn để bỏ đi loại giấy tờ đang hạn chế quyền công dân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi: "Trên thế giới bây giờ có bao nhiêu quốc gia còn hộ khẩu? Nước Lào cạnh chúng ta còn không? Chắc chỉ có Việt Nam còn tồn tại loại hình sổ hộ khẩu. Thế giới giờ đã có một thẻ căn cước công dân, chỉ quét là ra hết thông tin cá nhân".

Chủ tịch Quốc hội nhận xét, quyền tự do cư trú đã được quy định trong luật và đến lúc cần bỏ những thủ tục giấy tờ cũ: "Mấy chục thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu lạc hậu rồi thì bỏ đi. Tại sao cứ bám vào những điều kiện đó? Tạm trú, tạm vắng có quản được không? Khó lắm! Nên giảm bớt thủ tục cho dân nhờ. Cái gì tiến bộ, thuận tiện, hiện đại cho dân thì phải làm, đừng luyến tiếc những thủ tục rườm rà”.

Là người chủ trì dự thảo Luật Cư trú sửa đổi, Bộ trưởng Công an Tô Lâm kiên trì đề nghị giữ nguyên phương án Chính phủ trình là thời điểm luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021 thay vì đến năm 2025 như đề xuất của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội. Ông nói: "Không có căn cứ gì để kéo dài việc giữ sổ hộ khẩu giấy cho tới năm 2025 nếu đối chiếu với các công việc đang thực hiện. Lộ trình, bước đi chúng tôi đã vạch ra và quyết tâm thực hiện".

Những quan điểm như trên của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Công an là rất thẳng thắn và rõ ràng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với nhu cầu của cuộc sống. Nhà nước nhận ra sổ hộ khẩu đã trở nên lỗi thời thì nên bỏ ngay đi để vừa tạo điều kiện cho nhân dân, vừa tạo áp lực để hiện đại hóa bộ máy quản lý nhà nước.

Còn nhớ, theo tính toán sơ bộ của Bộ Công an, bỏ sổ hộ khẩu để áp dụng số định danh cá nhân cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho người dân ước tính khoảng 1.600 tỷ đồng/năm.

Có lẽ rất ít người Việt Nam không gặp rắc rối với chuyện hộ khẩu trong công việc và cuộc sống hàng ngày trong những năm qua.

Can som bo ho khau
Sổ hộ khẩu đang kìm hãm phát triển vì hạn chế quyền di cư