Hóa thạch tiết lộ cách khủng long giao phối và đi vệ sinh

Một hóa thạch được phát hiện ở Trung Quốc đã tiết lộ về cách đi vệ sinh và sinh sản của loài khủng long sống vào đầu kỷ Phấn Trắng.

Hôm thứ Ba (19/1), một công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology, tiết lộ về những phát hiện mới liên quan đến sinh vật cổ xưa nhất Trái đất – khủng long.

Cụ thể, công trình khoa học tập trung vào nghiên cứu một hóa thạch của loài Psittacosaurus (giác long két), sống vào đầu kỷ Phấn Trắng, ở châu Á ngày nay, khoảng 123-100 triệu năm trước. Hóa thạch này được bảo quản tốt đến mức có thể nhìn thấy được bộ phận dùng để đi vệ sinh và sinh sản của loài khủng long cỡ Labrador (kích thước chỉ cỡ một con chó săn Labrador).

Hoa thach tiet lo cach khung long giao phoi va di ve sinh

Hóa thạch khủng long được tìm thấy ở Trung Quốc.

Trong khi hầu hết các loài động vật có vú đều có các bộ phận riêng biệt với các chức năng cơ thể, nhiều loài động vật khác – bao gồm chim và bò sát – chỉ có một bộ phận duy nhất, được gọi là lỗ huyệt (thông với đường ruột, sinh sản và đường tiết niệu).

Qua quan sát hóa thạch, các nhà nghiên cứu xác nhận có lỗ huyệt, nhưng nó không giống với bất kỳ động vật đang sống khác.

“Nó rất độc đáo. Hầu hết các lỗ huyệt đều tạo thành một loại khe hở, đôi khi đường chia dọc, đôi khi là mặt cười, thỉnh thoảng lại như gương mặt nhăn nhó. Lỗ huyệt của loài khủng long này có cấu tạo hình chữ V, không có một nhóm động vật đang sống nào có hình thái như vậy. Nó có phần giống với cá sấu nhưng vẫn độc đáo”, Jakob Vinther, nhà cổ sinh vật học kiêm giảng viên cao cấp tại Trường Khoa học Trái đất của Đại học Bristol, cho biết.

Ông Vinther chia sẻ thêm, rìa ngoài của lỗ huyệt có sắc tố melanin cao. Dù các nhà khoa học không biết chắc là màu gì, nhưng có thể tương phản với phần dưới nhợt nhạt của con khủng long.

Sắc tố đặc biệt này có thể hiểu rằng, lỗ huyệt được sử dụng để thu hút sự chú ý và phát tín hiệu cho bạn tình, tương tự như khỉ đầu chó hoặc một số giống kỳ nhông trong kỳ sinh sản.

Hoa thach tiet lo cach khung long giao phoi va di ve sinh-Hinh-2

Hình ảnh mô phỏng khủng long Psittacosaurus.

Ở những loài động vật có lỗ huyệt, bộ phận sinh dục nằm gọn trong cơ thể và không được hóa thạch như bên ngoài nên không rõ con khủng long trên là đực hay cái.

Hầu hết các loài chim, họ hàng duy nhất còn sống của khủng long, giao phối bằng cách “hôn nhau” – ép các lỗ huyệt của chúng lại với nhau. Một số nhà cổ sinh vật học cho rằng, khủng long có thể cũng giao phối bằng cách tương tự.

Tuy nhiên, ông Vinther tin rằng, khủng long Psittacosaurus có dương vật. Theo đó, lỗ huyệt của hóa thạch khủng long có điểm tương đồng với cá sấu và loài bò sát này cũng có dương vật. Ngoài ra, một số loài chim như đà điểu và vịt đực cũng có bộ phận “nam tính” này.

“Từ những gì chúng tôi có thể thấy, lỗ huyệt của hóa thạch khủng long không thích hợp để ‘hôn nhau’. Có vẻ như nó sẽ là giao phối thâm nhập”, ông Vinther nhận định.

Ông Vinther bắt đầu làm việc trên hóa thạch vào năm 2016. Chỉ đến khi kết thúc nghiên cứu, ông mới nhận ra hóa thạch thực sự được bảo quản rất tốt.

Hóa thạch khủng long Psittacosaurus được tìm thấy ở khu vực nhiều hóa thạch ở Liêu Ninh, miền bắc Trung Quốc. Hiện, nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Senckenberg ở Frankfurt, Đức.

Hóa thạch phát hiện ở Israel có thể sẽ viết lại lịch sử nhân loại

Hóa thạch của người lâu đời nhất thế giới đã được phát hiện bên ngoài châu Phi cho thấy con người đã rời lục địa này sớm hơn khoảng 100.000 năm so với chúng ta nghĩ.

Hóa thạch là một xương hàm trên với vài chiếc răng đã được tìm thấy ở một trong những khu vực hang động tiền sử Misliya tại Israel.

Kinh dị giống quái thú hơn 100 nghìn năm vẫn sống khỏe

Các nhà khoa học đã tìm ra cách mà loài quái thú kinh dị của đảo San Salvador tồn tại nguyên vẹn xuyên qua những biến động của Trái Đất vốn đã gâyđại tuyệt chủng hoặc biến đổi sâu sắc ở nhiều giống loài khác.

Nghiên cứu mới công bố trên PLOS One đã tiết lộ sự thật về hóa thạch 115 triệu năm tuổi được tìm thấy trên đảo San Salvador (Bahamas): đó không hề là một "quái thú" xa lạ, mà chính là vị tổ tiên của những con kỳ nhông đá Cyclura riyeli riyeli kinh dị vẫn đang thống trị hòn đảo này.
Kinh di giong quai thu hon 100 nghin nam van song khoe
 Giáo sư Anthony Martin bên hóa thạch tổ "quái thú" mà ông đã phát hiện - Ảnh: Melissa Hage

Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Anthony Martin từ Đại học Emory (Mỹ) cho biết khi đi trên một con đường ven biển cực Nam đảo San Salvador, ông đã tình cờ nhận thấy một dấu vết hóa thạch bất thường trên mỏm đá vôi. Xem xét kỹ, ông phát hiện ra đó chính là tổ của một con kỳ nhông đá. Nhưng để hóa thạch được, chiếc tổ chắc chắn đã phải tồn tại từ rất lâu trước đó!

Kinh di giong quai thu hon 100 nghin nam van song khoe-Hinh-2
 Hình ảnh tái hiện con kỳ nhông đá cổ đại và chiếc tổ đầy trứng - Ảnh: Anthony Martin

Theo Sci-News, giáo sư Martin và các đồng nghiệp đã dựa vào những phiến đá cổ màu đỏ đang bao bọc chiếc tổ và phát hiện niên đại lên đến 115.000 năm. Phần xương và trứng hóa thạch cho thấy các sinh vật cổ đại trong tổ có vẻ ngoài không khác những con cự đà thời hiện đại.

Theo các tác giả, không chỉ 115.000 năm, mà giống loài này đã tồn tại từ kỷ Phấn Trắng muộn, tức khi loài khủng long còn sống, với vẻ ngoài không mấy thay đổi. Kết cấu vững chắc của chiếc hang hóa thạch có thể là manh mối cho sự tồn tại bền vững của loài bò sát này.

Phát hiện cũng giúp giải mã bí ẩn vì sao kỳ nhông đá xuất hiện trên hòn đảo bị cô lập này, vì trước đó người ta tin rằng nó chỉ mới cư ngụ ở đây khoảng 12.000 năm, là niên đại cổ xưa nhất của bộ xương từng được tìm thấy. Với niên đại 115.000 năm, rất có thể lúc đó hòn đảo chưa hề bị cô lập. Hiện loài kỳ nhông đá này đang trên bờ vực tuyệt chủng do sự săn bắt của con người.