Hồ Tây Tạng "phình to" bất thường, thảm hoạ có xảy ra?

Trong khi nhiều hồ nước trên thế giới đang thu hẹp vì biến đổi khí hậu, các hồ trên cao nguyên Tây Tạng lại ngày càng mở rộng với tốc độ đáng báo động.

Hình ảnh vệ tinh từ năm 1994 đến 2024 cho thấy số lượng hồ đã tăng từ 4.385 lên hơn 6.159, trong khi tổng diện tích mặt nước mở rộng từ 37.471 km² lên 53.267 km²—một sự thay đổi kinh hoàng đang định hình lại cảnh quan nơi đây.
Ho Tay Tang
Hình ảnh bề mặt các hồ nước tại Tây Tạng. Ảnh: The Daily Galaxy. 
Vì sao hồ nước ngày càng lớn?
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính khiến các hồ Tây Tạng không ngừng "phình to" là do lượng mưa gia tăng, sự tan chảy của các sông băng và lớp băng vĩnh cửu. Tây Tạng là vùng lưu vực nội lục, nước không có lối thoát tự nhiên, khiến diện tích hồ bị chi phối mạnh bởi yếu tố khí hậu. Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã làm băng tan nhanh hơn, cung cấp thêm lượng nước khổng lồ cho các hồ, khiến chúng tiếp tục lan rộng.
Ho Tay Tang
Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng mưa tăng là động lực chính thúc đẩy sự mở rộng của các hồ trong khu vực. Ảnh: The Cool Down. 
Hiểm họa môi trường và cuộc sống con người
Sự mở rộng bất thường của các hồ không chỉ thay đổi cảnh quan mà còn đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng và cuộc sống con người. Các nghiên cứu đăng trên Nature Geoscience cảnh báo rằng đến năm 2100, hàng trăm km đường sá, khu định cư và hơn 10.000 km² đồng cỏ có thể chìm dưới nước. Điều này sẽ khiến hàng nghìn người mất nhà cửa, buộc phải di dời và đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Ho Tay Tang
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một số hồ ở cao nguyên Tây Tạng đang mở rộng nhanh diện tích. Ảnh: Scitech Daily. 
Fangfang Yao, nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado Boulder, lo ngại: "Diện tích hồ nước tăng mạnh đang nhấn chìm nhà cửa, buộc người dân phải di dời gia súc, đồng thời làm tăng nguy cơ lũ quét do các hồ băng có thể vỡ đột ngột."
Sự thay đổi của các hồ Tây Tạng là minh chứng rõ ràng cho tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, đây có thể trở thành một thảm họa môi trường với hậu quả khôn lường trong tương lai!
Báo mới

Loài chim nặng hơn 20 kg, không biết bay, dễ bị bắt làm thịt

Chim Dodo hay còn gọi chim cưu không biết bay và cũng không biết sợ người. Với trong lượng khoảng 18 - 25 kg, loài chim Dodo chạy khá chậm nên dễ dàng bị bắt, giết thịt.

Loai chim nang hon 20 kg, khong biet bay, de bi bat lam thit
Vào khoảng những năm 1500, các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã phát hiện đảo Mauritius. Khi đặt chân lên đảo, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy loài chim Dodo với các cá thể nặng từ 18 - 25 kg. Ảnh: Livescience. 

Vật thể kỳ dị bị gọi là “ngôi sao thất bại” của vũ trụ

Sao lùn nâu là những thiên thể đặc biệt nằm giữa ranh giới của hành tinh khổng lồ và sao thông thường. Chúng không thể duy trì phản ứng nhiệt hạch ổn định như các ngôi sao, nhưng cũng không giống hoàn toàn các hành tinh.

Vat the ky di bi goi la “ngoi sao that bai” cua vu tru
1. Sao lùn nâu được gọi là "những ngôi sao thất bại". Sao lùn nâu không đủ khối lượng để duy trì phản ứng tổng hợp hydro thành heli trong lõi, quá trình giúp các ngôi sao tỏa sáng. Vì vậy, chúng chỉ phát ra lượng ánh sáng rất yếu và đôi khi còn bị nhầm lẫn với các hành tinh lớn. Ảnh: Pinterest.

Chó trắng vào nhà xin ăn, ai ngờ là “thần thú” may mắn

Khi cảnh sát cứu hỏa đến nơi, lúc đầu họ chỉ nghĩ đó là một chú chó con bị lạc, đói bụng và không muốn rời bỏ nơi cưu mang mình. Nào ngờ, đây lại là một con cáo trắng quý hiếm.

Cho trang vao nha xin an, ai ngo la “than thu” may man
 Sự việc hy hữu xảy ra ở huyện Cát Thủ, thị Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Một người dân trong lúc chuẩn bị nấu cơm thì phát hiện một con chó trắng đột nhập vào nhà mình, dù cố đuổi nó đi cũng vô ích.