Ho sốt kéo dài kèm điều này coi chừng ung thư hạch

Bác sĩ nhắc nhở, khi sốt, ho lâu ngày không khỏi, hay đổ mồ hôi, sụt cân dù ăn nhiều, bạn nên đi tầm soát ung thư ngay.

Ung thư hạch không Hodgkin là gì?
Ung thư hạch không Hodgkin là một loại của ung thư hệ bạch huyết, chỉ sự biến đổi tế bào lympho trong cơ thể con người thành khối u ác tính, vị trí phát triển không bị hạn chế và có thể từ một hạch bạch huyết lan ra toàn bộ cơ thể, thường được gọi là ung thư hạch.
Ung thư hạch có thể được chia thành ung thư hạch không Hodgkin (NHL) và ung thư hạch Hodgkin. Thông thường, tỷ lệ mắc ung thư hạch không Hodgkin cao hơn nhiều so với ung thư hạch Hodgkin, trong số đó, hai loại sau là phổ biến nhất:
- U Lympho Tế Bào B Lớn Khuếch Tán (DLBCL)
U lympho tế bào T ngoại vi, không được chỉ định khác; PTCL-NOS
Nguyên nhân gây ung thư hạch không Hodgkin
Cộng đồng y tế hiện tại tin rằng các nguyên nhân có thể gây ra ung thư hạch không Hodgkin là:
- Hệ thống miễn dịch không đủ: Những người đã được cấy ghép nội tạng và dùng các chế phẩm miễn dịch hoặc mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hoặc nhiễm HIV, có nhiều khả năng phát triển ung thư hạch không Hodgkin.
- Nhiễm vi khuẩn, vi rút: Vi rút ảnh hưởng đến tế bào lympho và tiếp tục biến đổi thành ung thư hạch; vi rút có thể gây nhiễm trùng, chẳng hạn như vi rút tế bào lympho T ở người loại 1 HTLV-I, vi rút viêm gan C hoặc vi rút Epstein-Barr).
- Môi trường: Tiếp xúc lâu dài với các tác nhân hóa học như thuốc trừ sâu hoặc thuốc nhuộm tóc có nguy cơ phát triển ung thư hạch không Hodgkin cao hơn.
Các triệu chứng của ung thư hạch không Hodgkin
Ung thư hạch không Hodgkin sẽ có 6 triệu chứng chính tùy thuộc vào vị trí xâm lấn:
- Hạch tại chỗ hoặc toàn thân: Các vị trí nổi hạch phổ biến như cổ, háng, bẹn.
- Hệ thống gan và lá lách: Nếu gan và lá lách to ra sẽ gây đau bụng.
- Hệ thống đường ruột: Nổi hạch trong hệ thống đường ruột có thể gây ra các vấn đề như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày.
- Hệ hô hấp: Các triệu chứng chính là ho hoặc khó thở.
- Hệ thống tủy xương: Nếu tủy xương bị xâm phạm, chức năng tạo máu sẽ suy giảm và gây thiếu máu, giảm tiểu cầu sẽ gây xuất huyết bất thường.
- Hệ thần kinh: Các tế bào ung thư xâm lấn vào ống sống gây đau nhức, dị cảm, thậm chí là tâm thần bất thường.
Ngoài các triệu chứng rõ ràng trên, người bệnh còn có thể gặp các vấn đề như sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân hoặc mệt mỏi. Bác sĩ nhắc nhở, khi sốt, ho lâu ngày không khỏi, hay đổ mồ hôi, sụt cân dù ăn nhiều, nên đi tầm soát ung thư ngay.

Ăn rau, thịt để qua đêm liệu có rước ung thư?

Nhiều người thắc mắc, trong số các đồ ăn thức uống như nước, trà, rau, thịt thì loại nào không để được qua đêm? Nếu dùng liệu có gây hại cho cơ thể?

Hiện tại, trời bắt đầu lạnh, nhiều người có thói quen để thừa thức ăn rồi ăn lại vào ngày hôm sau, có người cẩn thận hơn thì cho vào tủ lạnh bảo quản. Thế nhưng trên thực tế, một số thực phẩm không nên để qua đêm bởi rất dễ gây hại cho cơ thể.

Hy hữu: Đang ung thư, nhiễm COVID-19 “sạch bách” u hạch

Sau 4 tháng nhiễm COVID-19, bác sĩ phát hiện khối u trong cơ thể một người đàn ông đang biến mất. Nhưng đây là hy hữu, lây nhiễm COVID dễ khiến bệnh nhân ung thư mắc các bệnh truyền nhiễm, thậm chí tử vong. 

Gần đây, tạp chí y khoa uy tín "British Journal of Hematology" đã báo cáo một trường hợp kỳ diệu: Một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sau khi bị nhiễm COVID-19 thì khối u đã biến mất.
Cụ thể, người đàn ông 61 tuổi ở Anh vô tình phát hiện mình bị mắc ung thư hạch ở giai đoạn cuối. Vốn nghĩ mình không còn nhiều thời gian, không ngờ phép màu cuộc sống lại thực sự xảy ra với anh.