Hé lộ “thần dược” của võ sĩ giác đấu

(Kiến Thức) - Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, các đấu sĩ La Mã đã uống hỗn hợp gồm giấm và tàn tro để tăng cường sức mạnh.
 

Kết quả trên dựa vào việc kiểm tra những bộ xương từ một nghĩa trang chôn cất võ sĩ giác đấu có từ thế kỷ thứ 2 được các chuyên gia phát hiện năm 1993 tại thành phố La Mã cổ đại Ephesos, Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm đó, Ephesos là nơi sinh sống của hơn 200.000 người dân.
Chế độ ăn uống của các võ sĩ giác đấu có lượng protein ít ỏi hơn so với chế độ protein cao của các vận động viên hiện nay. Thực phẩm chủ yếu của các võ sĩ giác đấu là lúa mì, lúa mạch và đậu.
"Những tài liệu La Mã đương thời đề cập đến việc các võ sĩ giác đấu thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt được gọi là "saginam gladiatoriam", trong đó bao gồm thực đơn chính là lúa mạch và đậu", giáo sư Fabian Kanz thuộc Đại học Y khoa Vienna ở Áo và các đồng nghiệp tiết lộ trên tạp chí PLoS One.
Các võ sĩ giác đấu La Mã thường sử dụng loại đồ uống trên sau mỗi trận đấu.
Các võ sĩ giác đấu La Mã thường sử dụng loại đồ uống trên sau mỗi trận đấu. 
Nhóm nghiên cứu của ông Kanz đã đưa ra kết quả nghiên cứu trên dựa vào việc phân tích những mảnh xương của 53 người, trong đó có 22 võ sĩ giác đấu sống vào khoảng 1.800 năm trước.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy một sự khác biệt đáng kể trong chế độ ăn uống giữa các võ sĩ giác đấu với người dân bình thường. Trong đó, tỷ lệ stronti đo được trong xương của các võ sĩ giác đấu cho thấy họ đã uống tàn tro trộn với giấm và điều này đã được đề cập trong các văn bản cổ xưa.
"Đồ uống làm từ tàn tro kết hợp với giấm trên đã được các võ sĩ giác đấu sử dụng trước khi tham gia các trận so tài hoặc có thể được dùng để giảm bớt đau đớn trong quá trình luyện tập. Điều đó khá giống với việc chúng ta làm ngày nay khi bổ sung magiê và canxi (thường ở dạng viên sủi để tăng cường thể chất", các nhà nghiên cứu cho hay.

Hai võ sĩ kết hợp boxing với nhảy siêu hài hước

(Kiến Thức) - Clip ghi lại hình ảnh hai võ sĩ kết hợp giữa boxing và nhảy sexy tạo nên màn trình diễn độc đáo. 

Mời quý độc giả xem video:

Tại sao vua Càn Long được gọi là “hoàng đế phong lưu“?

(Kiến Thức) - So với tổ phụ Khang Hy thì số phi tần và con cái của Càn Long ít hơn nhưng ông vẫn luôn bị coi là “phong lưu hoàng đế”.

Hoàng đế Càn Long tuần thú Giang Nam
 Hoàng đế Càn Long tuần thú Giang Nam
Càn Long là vị hoàng đế trường thọ nhất lịch sử Trung Quốc, cũng là vị hoàng đế tại vị lâu nhất. Ông thọ 89 tuổi, tại vị trong vòng 60 năm sau đó truyền ngôi cho hoàng thập ngũ tử Ngung Diễm, đổi niên hiệu là Gia Khánh. Nhưng việc nhường ngôi của Càn Long là chuyện bất đắc dĩ. Khi Càn Long đăng cơ, ông đã từng nói rằng, tổ phụ Khanh Hy đã vô cùng coi trọng ông, để báo đáp ân đức với tổ phụ, nên nhất định không được tại vị lâu hơn tổ phụ. Trước Càn Long, Khang Hy đã lập kỷ lục tại vị trong suốt 61 năm. Chính vì thế Càn Long chỉ nắm quyền trong vòng 60 năm, mặc dù sức khỏe vẫn dẻo dai, tinh thần vẫn minh mẫn nhưng vì muốn giữ lời hứa của mình, nên ông đã nhường ngôi và làm thái thượng hoàng.