Hé lộ sự thật vụ bạo động ở Brazil sau trận thua Đức

(Kiến Thức) - Các tấm ảnh về vụ bạo động sau trận thua ê chề của tuyển Brazil trước Đức do dân mạng đưa lên đều được chụp từ cách đây khá lâu.

Theo đó, các cổ động viên bóng đá xứ samba không khỏi bàng hoàng, thất vọng và sụp đổ sau màn trình diễn tồi tệ nhất của các chàng trai Selecao trước “Cỗ xe tăng” Đức trong khuôn khổ vòng bán kết World Cup 2014. Nhiều trang báo đã đưa tin rằng, các cổ động viên sau khi xem xong trận đấu thảm bại ở đội nhà ở sân Mineiro (thành phố Belo Horizonte) đã không kiềm chế được “lòng mình” mà đập phá nhằm trút giận.
Tất cả những nguời dùng này đều lấy bức ảnh về cuộc bạo động xảy ra từ cách đây nhiều tháng để đưa tin về vụ việc sau trận bán kết.
Tất cả những nguời dùng này đều lấy bức ảnh về cuộc bạo động xảy ra từ cách đây nhiều tháng để đưa tin về vụ việc sau trận bán kết.
Thậm chí, một số báo còn trưng hình ảnh càc fan bóng đá Brazil đốt rồi xé áo thi đấu và cả quốc kỳ nữa. Tuy nhiên, những hình ảnh này dường như không phản ánh đúng sự việc diễn ra vào ngày diễn ra trận bán kết Brazil-Đức.
Theo thông tin mới nhất, những bức ảnh mà người dùng trên mạng xã hội chia sẻ về vụ bạo động trong và sau trận bán kết này đều có từ cách đây nhiều tháng, thậm chí là từ cách đây hẳn 1 năm.
Cũng là một trong những tấm ảnh mà dân mạng lan truyền về vụ bạo động ngày 9/7. Tuy nhiên, bức ảnh này chụp từ tháng 6/2013.
Cũng là một trong những tấm ảnh mà dân mạng lan truyền về vụ bạo động ngày 9/7. Tuy nhiên, bức ảnh này chụp từ tháng 6/2013.
Trên Twitter, một số lượng lớn người dùng nói đùa hay đưa ra bình luận về vụ bạo động này sau trận thua sốc của tuyển Brazil, dẫn tới một số quan niệm sai lầm cho những người khác.
Một số người dùng còn lan truyền hình ảnh có từ cách đây vài tháng hay hẳn 1 năm với bình luận rằng, hình ảnh này diễn ra ở bên ngoài hay bên trong sân vận động Mineiro ngày 9/7.
Các fan bóng đá Brazil đốt quốc kỳ. Bức ảnh do phóng viên Simon Romero đưa lên.
Các fan bóng đá Brazil đốt quốc kỳ. Bức ảnh do phóng viên Simon Romero đưa lên. 
Một tấm ảnh khác từ tháng 6/2013 cũng ghi lại cảnh một vụ bạo động và được những người dùng mạng xã hội gán ghép cho sự việc xảy ra sau trận bán kết Brazil-Đức ở World Cup 2014.
Phóng viên tờ New York Times Simon Romero không ngại ngần phê dòng chữ dưới bức ảnh người hâm mộ bóng đá ở Sao Paulo đang đốt quốc kỳ với dòng ghi chú như sau: “Người hâm mộ Brãil đốt cháy quốc kỳ ở sân vận động Vila Madalena”. Tuy nhiên, bức ảnh đó đến nay vẫn chưa rõ liệu những fan trong tấm ảnh này có phát động hay tham gia vào bất kỳ vụ bạo loạn nào không.
Còn đây là hình ảnh do một số cư dân mạng khác đưa lên ghi lại người dân Brazil lũ lượt ra về khi trận bán kết mới kết thúc hiệp 1.
 Còn đây là hình ảnh do một số cư dân mạng khác đưa lên ghi lại người dân Brazil lũ lượt ra về khi trận bán kết mới kết thúc hiệp 1.
Trong khi đó, nhiều bức ảnh khác đưa lên Twitter cũng cho thấy, các cổ động viên nhiệt thành của Brazil đã thẫn thờ ra về khi mà mới chỉ kết thúc nửa hiệp của trận bán kết.

Cổ động viên đột tử vì xem Brazil đá luân lưu 11m

(Kiến Thức) - Loạt đá luân lưu trên chấm 11m giữa đội tuyển Brazil và Chile quá kịch tính, khiến một cổ động viên đột tử.

Trong khi đang xem loạt thi đá luân lưu giữa đội chủ nhà Brazil và Chile tại một quán bar trong sân vận động Mineirao ở thành phố Belo Horizonte, một cổ động viên 69 tuổi đã bất ngờ lên cơn đau tim, tờ Estado de Minas đưa tin.
Brazil giành chiến thắng nghẹt thở sau loạt đá luân lưu với Chile.
Brazil giành chiến thắng nghẹt thở sau loạt đá luân lưu với Chile.
Nạn nhân được đưa từ sân vận động Mineirao tới bệnh viện gần đó, nhưng đã tử vong 2 giờ sau đó. Các nhân viên y tế tại bệnh viện cho biết nạn nhân có tiền sử huyết áp cao và bệnh đái tháo đường.

Cận cảnh phiến quân miền đông cố thủ Donetsk

(Kiến Thức) - Phiến quân ly khai củng cố phòng thủ ở Donetsk trước chiến dịch quân sự của chính quyền Kiev nhằm vào Donetsk và Lugansk.

Sau khi chốt chặn Slavyansk thất thủ, lực lượng phiến quân ly khai miền đông Ukraine ở tỉnh Donetsk đổ dồn về thủ phủ của tỉnh này.
Sau khi chốt chặn Slavyansk thất thủ, lực lượng phiến quân ly khai miền đông Ukraine ở tỉnh Donetsk đổ dồn về thủ phủ của tỉnh này.

Lưc lượng phiến quân trưng dụng cả xe tăng T-54 trong bảo tàng.
Lưc lượng phiến quân trưng dụng cả xe tăng T-54 trong bảo tàng.

Các binh sĩ phiến quân trong chốt chặn gần thành phố Donetsk.
Các binh sĩ phiến quân trong chốt chặn gần thành phố Donetsk.

Đoàn xe của phiến quân gần thành phố Donetsk.
Đoàn xe của phiến quân gần thành phố Donetsk.

Các binh sĩ thuộc lực lượng phiến quân ly khai sử dụng các phương tiện khác nhau để tuần tra quanh thành phố.
Các binh sĩ thuộc lực lượng phiến quân ly khai sử dụng các phương tiện khác nhau để tuần tra quanh thành phố.

Súng máy trên xe bán tải ở ngoại ô Donetsk của lực lượng Tự vệ Donetsk.
Súng máy trên xe bán tải ở ngoại ô Donetsk của lực lượng Tự vệ Donetsk.

Quân đội Ukraine chiếm lại được thành trì Slavyansk của phiến quân ly khai ngày 5/7.
Quân đội Ukraine chiếm lại được thành trì Slavyansk của phiến quân ly khai ngày 5/7.

Xe tăng của phiến quân ly khai bị phá hủy.
Xe tăng của phiến quân ly khai bị phá hủy.

Các binh sĩ Ukraine kiểm kê các vũ khí bị phiến quân ly khai bỏ lại.
Các binh sĩ Ukraine kiểm kê các vũ khí bị phiến quân ly khai bỏ lại.

Người dân Donetsk biểu tình phản đối Quân đội Ukraine.
Người dân Donetsk biểu tình phản đối Quân đội Ukraine.

Trong ngày 7/7, Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko đã thông qua kế hoạch thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Lugansk và Donetsk nhằm chiếm lại quyền kiểm soát 2 tỉnh này.
 Trong ngày 7/7, Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko đã thông qua kế hoạch thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Lugansk và Donetsk nhằm chiếm lại quyền kiểm soát 2 tỉnh này.

Trước đó, Cộng hòa Nhân dân Lugansk cho biết họ đã bị Quân đội Ukraine tấn công bằng pháo phản lực Grad cũng như bị ném bom vào khu dân cư.
Trước đó, Cộng hòa Nhân dân Lugansk cho biết họ đã bị Quân đội Ukraine tấn công bằng pháo phản lực Grad cũng như bị ném bom vào khu dân cư. 

Cúp vàng World Cup: chiếc cúp thể thao xấu nhất

(Kiến Thức) - 7 điểm trừ khiến chiếc cúp vàng danh giá trong Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) được coi là chiếc cúp thể thao xấu nhất.

1. Cúp vàng xấu xí: Khi bạn đứng gần cúp vàng này, bạn nhận thấy 1 số chi tiết mơ hồ thú vị về nó. Theo đó, đứng từ xa, cúp vàng trông giống như chiếc bánh bột ngô trứ danh burrito của đất nước Mexico. Trong khi đó, nhìn từ xa, bạn lại chỉ nhận ra nó trông như một đốm màu không rõ hình thù.
 1. Cúp vàng xấu xí: Khi bạn đứng gần cúp vàng này, bạn nhận thấy 1 số chi tiết mơ hồ thú vị về nó. Theo đó, đứng từ xa, cúp vàng trông giống như chiếc bánh bột ngô trứ danh burrito của đất nước Mexico. Trong khi đó, nhìn từ xa, bạn lại chỉ nhận ra nó trông như một đốm màu không rõ hình thù.