Hé lộ loạt nguyên nhân làm đường sụt lún gây tai nạn

Các chuyên gia đã đưa ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường sụt lún ở Việt Nam.


Thời gian vừa qua, việc hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến quốc lộ đang làm "đau đầu" các quan chức ngành giao thông vận tải. Mới đây, báo chí tiếp tục phản ánh tình trạng xuất hiện nhiều điểm đường sụt lún kéo dài, vô cùng nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên Đại lộ Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM).
Liên quan đến vấn đề này, nhóm chuyên gia, cán bộ trường Đại học giao thông Vận tải vừa có báo cáo lên Bộ GTVT về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến Quốc lộ hiện nay.
Đồng thời, các chuyên gia cũng hiến kế các biện pháp khắc phục trước mắt và đưa ra những phương án để không xảy ra tình trạng nói trên.
He lo loat nguyen nhan lam duong sut lun gay tai nan
 Hằn lún vệt bánh xe nghiêm trọng trên Đại lộ Mai Chí Thọ (Ảnh: Dân trí)
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế một số tuyến đường Quốc lộ 1 đoạn Vinh-Hà Tĩnh, Thanh Hóa-Nha Trang, Quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội-Lào Cai, mặt cầu Thăng Long, Thanh Trì, Bãi Cháy, các tuyến đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn chuyên gia này đã chỉ ra hàng loạt các nguyên nhân dẫn đến nhiều tuyến đường trồi sụt, lún.
Nhóm chuyên gia cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe là trong quá trình thi công lớp vật liệu bê tông nhựa, việc giám sát, tuân thủ quy trình sản xuất, tổ chức thi công, nghiệm thu lớp bê tông nhựa chưa chặt chẽ.
Tương tự là với các khâu thiết kế và sản xuất, nhiệt độ trộn, nhiệt độ rải, nhiệt độ lu lèn dẫn đến mặt đường không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, gây hằn lún.
Cũng từ thực tế, các chuyên gia chỉ ra rằng, thiết kế kết cấu mặt đường và lớp bê tông nhựa và sử dụng vật liệu chưa xét đến các vùng miền, khu vực khí hậu khác nhau.
Theo phân tích, với các vùng miền khác nhau sẽ có các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ nhiệt khác nhau dẫn đến mặt đường có nhiệt độ khác nhau.
Ngoài ra, kết cấu mặt đường thiết kế chưa đảm bảo về công năng và thoát nước tốt cho móng và mặt. Nhiều đoạn tuyến thiết kế và giải pháp thi công không đảm bảo việc thoát nước cho lớp móng bên dưới dẫn đến dễ bị ẩm ướt, giảm dính bám, giảm cường độ là tác nhân gây hư hỏng biến dạng lớp bê tông nhựa bên trên.
Cũng theo nhóm chuyên gia, trên Quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh Nam Trung bộ, đá lẫn thạch anh, có độ dính bám kém, cường độ yếu nếu sử dụng làm bê tông nhựa sẽ gây hư hỏng và hằn lún vệt bánh xe.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên liên quan đến thiết kế, thi công...nhóm chuyên gia cũng chỉ ra rằng, xe quá tải cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng vết hằn lún bánh xe.
Qua khảo sát của đoàn chuyên gia, nhiều tuyến đường có hiện tượng hằn lún vệt bánh xe chỉ xảy ra ở một chiều xe chạy do lượng hàng hóa vận chuyển chủ yếu là hướng về Quốc lộ 1, 5, 18, Quốc lộ 1 đoạn Vinh-Hà Tĩnh nhưng vẫn chưa khống chế, kiểm soát được.
Từ những nghiên cứu thực tế, nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Giao thông Vận tải kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cần hoàn thiện và tăng cường hệ thống quản lý, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu cả móng và lớp bê tông nhựa, đặc biệt là tăng cường khâu giám sát thi công theo hướng nâng cao và quy trách nhiệm các nhân của tư vấn giám sát, nhà thầu thi công công trình.
Cùng với đó, các đơn vị liên quan phải nghiên cứu đề xuất loại bê tông nhựa nhiều đá dăm và tăng kích cỡ cốt liệu đồng thời xem xét đến kết cấu áo đường phù hợp với vùng miền khí hậu khác nhau, tăng cường kiểm soát xe quá tải thì sẽ hạn chế được hằn lún vệt bánh xe.
Một trong những giải pháp lâu dài mà nhóm chuyên gia đưa ra là các cơ quan chức năng nên thiết lập trung tâm quan trắc, theo dõi mặt đường, dòng phương tiện lưu hành phục vụ cho công tác đánh giá trong thiết kế và khai thác.
Ngoài ra, cần ứng dụng vật liệu mới, phụ gia mới chưa có tại Việt Nam; đề xuất hệ thống nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật mới tập trung xử lý hiện tượng hằn lún vệt bánh xe như vật liệu, thiết kế, thi công.

Hốt hoảng tháo chạy vì nền nhà tự động đội lên

(Kiến Thức) - 13 giờ ngày 19/5, khi đang ru con ngủ thì con dâu ông Trương Văn Lành giật mình phát hiện tiếng lách tách dưới nền nhà đội lên.

Sự việc nền nhà đội lên xảy ra tai nhà ông Trương Văn Lành (49 tuổi, dân tộc Nùng) ở tổ 8, ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi (Đồng Phú, Bình Phước).
Hot hoang thao chay vi nen nha tu dong doi len
Nghĩ rằng bên dưới có ổ mối đội gạch lên nên ông Lành gỡ các viên gạch ra kiểm tra nhưng không có gì bất thường.

Con đường nghìn tỷ mới ở Hà Nội

Tuyến đường mới dự kiến dài khoảng 5,53km, với tổng vốn đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng.

Tin tức từ Sở GTVT cho biết, Thành phố Hà Nội sẽ có thêm 1 tuyến đường mới. Tuyến đường này dự kiến dài khoảng 5,53 km, mặt đường rộng 60m bao gồm từ 4 – 6 làn xe; điểm đầu tại cầu Nhật Tân, điểm cuối cùng tại đường Thanh Niên. Tổng đầu tư dự kiến hơn 4.700 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đây là dự án giao thông quan trọng và cấp bách để phát huy hiệu quả của các công trình cầu Nhật Tân, đại lộ Võ Nguyên Giáp và tạo trục đường khép kín từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố.

Con duong nghin ty moi o Ha Noi
 Tuyến đường mới sẽ nối cầu Nhật Tân với đường Thanh Niên.

Hiện nay, các đơn vị liên quan đề xuất 3 phương án mở đường: Phương án 1, tuyến đường chạy ngoài Hữu Hồng; phương án 2 bám sát bên trong dọc hành lang thoát lũ, đường vẫn nằm ngoài đê; phương án 3 đi trên cao ngoài hành lang thoát lũ.

Theo Sở Giao thông Hà Nội, phương án 3 có ưu điểm chi phí giải phóng mặt bằng và tổng vốn đầu tư ít nhất (tổng vốn đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng).

Với quy mô vốn đầu tư “khổng lồ” trên, trung bình mỗi mét của tuyến đường này sẽ có giá lên tới gần 1 tỷ đồng, trở thành con đường đắt thứ 2 tại Hà Nội.

Hiện tại, “danh hiệu” con đường tốn kém nhất Thủ đô thuộc về đoạn Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu. Với mức chi phí 642 tỷ đồng từ ngân sách để hoàn thiện 547m, mỗi mét đường ở đây trung bình tốn kém hơn 1 tỷ đồng. Trước sự tốn kém này, dư luận đã gọi đây là “con đường đắt nhất hành tinh”.

Mới đây, thông tin về chi phí vô cung đắt đỏ tại dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành cũng khiến nhiều người “choáng váng”. Theo đó, trung bình mỗi km của dự án này có giá lên tới 25,8 triệu USD/km, tương đương khoảng 554 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng 11km đường cao tốc đã “ngốn” 60,7 triệu USD.