Hé lộ kế hoạch của ông Putin đối với Ukraine

(Kiến Thức) - Ông Putin muốn biến miền đông Ukraine thành một nhà nước với mức độ quân sự hóa cao chống lại chính phủ thân phương Tây ở Kiev.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Adrian Karatnycky - nghiên cứu viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương.
Nga có kế hoạch gì ở Ukraine?
Nga bị NATO và phương Tây cáo buộc điều một đoàn xe lớn bao gồm xe tăng, xe bọc thép, và pháo vào khu vực Donbas của Ukraine trong những ngày gần đây. Đoàn xe này được đoàn quân mặc quân phục không có phù hiệu hộ tống, nhằm hỗ trợ cho lực lượng vũ trang của 2 nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk được Nga tài trợ.
Sự gia tăng quân sự này là bước tiếp theo sau sự ủng hộ chính trị của Moscow dành cho 2 cuộc bầu cử bất hợp pháp giúp củng cố vị trí của 2 nước cộng hòa ly khai vùng Donbas này, một bước đi mà châu Âu và Mỹ cho là vi phạm những nguyên tắc cơ bản trong thỏa thuận kí tại Minsk hồi tháng 9. Đáng ngại là, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những động thái gần đây là để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm vào Ukraine.
Đoàn xe tăng được cho là của Nga ở gần Donetsk.
Đoàn xe tăng được cho là của Nga ở gần Donetsk.
Chiến lược của ông Putin là xây dựng Cộng hòa Donbas thành một nhà nước được quân sự hóa một cách cao độ, một Sparta thu nhỏ, với quân đội là các binh lính từ Nga, bao gồm lính đánh thuê người Chechnya và người Nga Cossack, cùng với các tay súng địa phương, nhiều người trơng số đó từng có tiền án. Cơ quan tình báo Ukraine ước tính rằng đội quân đông đảo này – được chi trả, huấn luyện và trang bị bởi Nga – có quân số khoảng 30.000, một nửa trong số đó là từ Donbas và nửa còn lại là người nước ngoài, chủ yếu là từ Nga.
Tuyên bố của ông Aleksandr Zakharchenko - người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk cũng cho thấy hướng đi tiếp theo của Nga. Theo đó, lực lượng ly khai đang thành lập quân đội, không chỉ “có khả năng phòng thủ mà còn có thể tiến công” chống lại quân đội Ukraine.
Tham vọng quân sự to lớn này cho thấy Tổng thống Putin không muốn có một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với hình mẫu là những vùng lãnh thổ “nổi loạn” được Nga tài trợ lâu dài như khu vực Transnistria của Moldova, Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia. Đất nước mới được quân sự hóa ở Donbas còn nguy hiểm hơn nhiều – đó là động cơ cho một cuộc chiến lâu dài chống lại chính phủ thân phương Tây của Ukraine, nhằm phá hủy nền kinh tế và ngăn chặn quyết định tìm kiếm sự gia nhập cộng đồng châu Âu của nước này.
Lính đánh thuê người Nga tại miền đông Ukraine?
 Lính đánh thuê người Nga tại miền đông Ukraine?
Chiến lược Sparta này cho thấy Nga không có nhiều khả năng sẽ triển khai quân đội của mình trong một cuộc xâm lược trực tiếp và chiếm hữu lãnh thổ Ukraine. Ông Putin hiểu rằng nếu tấn công trực diện như thế sẽ gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới,dẫn đến một chuỗi sự kiện tại châu Âu, và hủy hoại nền kinh tế Nga vốn đã suy yếu vì giá khí đốt giảm trên toàn thế giới lại phải chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt.
Cuộc chiến gia tăng ở Donbas cũng làm giảm những mối đe dọa chính trị trong nước của ông Putin. Nó sẽ tăng cường độ tín nhiệm của ông như một người bảo vệ cho những người Nga ở miền đông Ukraine mà không hề gây trở ngại tới vị thế của ông, rằng hàng ngàn người Nga phải thiệt mạng trong cuộc chiến này. 
Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada vào ngày 10/11, chỉ 13% người dân Nga ủng hộ việc người thân của họ tham gia chiến đấu tại Ukraine, 68% sẽ làm bất kì điều gì để ngăn cản người thân tham chiến. 
Những cuộc điều tra khác trong vài tháng trở lại đây cũng chỉ ra rằng, trong khi người Nga bị thuyết phục về chính phủ qua bầu cử ở Ukraine thực chất đại diện cho cuộc đảo chính của Mỹ và những kẻ Phát Xít, họ không có ý định muốn gây chiến với người láng giềng của mình.
Người dân Nga biểu tình với biểu ngữ "Cứu người dân Donbass khỏi quân đội Ukraine".
 Người dân Nga biểu tình với biểu ngữ "Cứu người dân Donbass khỏi quân đội Ukraine".
Khu vực quân sự hóa của ông Putin tại miền đông Ukraine cũng đem lại nhiều lợi ích hơn cho ông: Nó sẽ khiến những đảng dân tộc cực đoan độc lập phải hướng đến những hành động bên ngoài nước Nga, thay vì thách thức tình trạng suy yếu tại nước Nga của ông Putin.
Các biện pháp của Phương Tây?
Mỹ và châu Âu nên chú ý tới những dấu hiệu này và chuẩn bị ngay từ bây giờ để giúp Ukraine phòng thủ. Với việc Quốc hội Mỹ đã nhóm họp trở lại vào tuần này sau cuộc bầu cử, giúp củng cố những đồng minh của Ukraine tại Washington, Quốc hội Mỹ nên bắt tay vào việc ngay lập tức để ủy quyền nguồn cung cấp vũ khí phòng thủ cho Ukraine và áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga – điều mà chính quyền của ông Obama và các nước châu Âu vẫn đang do dự. Đạo luật Ủng hộ Ukraine Tự do đã nhận được sự hưởng ứng từ cả 2 đảng và được nhất trí thông qua tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Những lệnh trừng phạt bổ sung nên nằm trong qui mô các ngành, chẳng hạn như cô lập hoàn toàn hệ thống tài chính của Nga. Sự ủng hộ của Mỹ và các chính phủ đồng minh dành cho quốc phòng Ukraine nên bao gồm thiết bị thông tin liên lạc và do thám hiện đại, vũ khí chống tăng và chống máy bay, pháo thông minh, máy bay không người lái có trang bị vũ khí, và tài chính để tái thiết đầy đủ quân đội chính qui của Ukraine.
Chiến dịch tấn công sắp tới vào Ukraine của ông Putin dựa vào niềm tin của ông rằng Mỹ và châu Âu sẽ giảm bớt những phản ứng của mình, chừng nào ông còn duy trì ảo tưởng về nước Cộng hòa Donbas và cuộc chiến của họ chỉ là những hiện tượng nhất thời. Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương nên làm rõ rằng họ không chấp nhận sự lừa dối rõ ràng này. 
Những bằng chứng gần đây về điều này bao gồm cả việc: Trong khi Nga phủ nhận thông tin của NATO về việc khoảng 300 lính Nga đang huấn luyện cho lực lượng ủy quyền của Nga tại Donbas, thì một vài người trong số đó đã tốt bụng mua đồ uống cho các nhà báo phương Tây tại một trong các nhà hàng cuối cùng ở Luhansk.
Sự hình thành một Sparta thu nhỏ tại miền đông Ukraine là một trở ngại lớn đối với phương Tây. Nó cho thấy cả mức độ của những tính toán của ông Putin và giới hạn của sức mạnh nước Nga. Với nền kinh tế chỉ lớn bằng 5% của các nước trong khối NATO, Nga khó có thể vượt qua được sự cô lập kéo dài và suy thoái kinh tế gia tăng. Cũng như không thể chi trả cho một cuộc chiến xâm lược lớn vào lãnh thổ Ukraine. Điều mà Nga có thể làm là gây ra sự bất ổn kéo dài và tình trạng bạo lực trong khu vực.
Với những sự chuẩn bị mới cho một cuộc chiến lâu dài, Tổng thống Putin đã cho thấy mọi quân bài của mình trong cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của phương Tây ở Ukraine. Giờ là lúc cho phương Tây đáp trả.

Hạm đội Biển Đen chính thức "tuột" khỏi tay Ukraine

(Kiến Thức) - Hôm nay (1/4), Hội đồng Liên bang Nga đã thông qua luật về việc chấm dứt các thỏa thuận Nga-Ukraine về Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga.

Tổng số tiền Ukraine nợ Nga sau khi chấm dứt thỏa thuận về Hạm đội Biển Đen vào năm 1997 và 2010 là khoảng 10-11 tỷ USD, Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin cho biết khi phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Liên bang.
 

Trước đó, ngày 28/3, phát ngôn viên điện Kremlin là Dmitry Peskov cho hay, Nga bắt đầu chuẩn bị chấm dứt hiệp định song phương với Ukraine liên quan tới hiện trạng và hoạt động của Hạm đội Biển Đen. Một dự luật chấm dứt thỏa thuận đã được đệ trình lên Hạ viện (tức Duma Quốc gia). Theo một số nguồn tin, việc làm này được giải thích như sau: Kể từ ngày 18/3, Crimea thực tế đã sáp nhập vào Liên bang Nga theo hiệp ước thống nhất ký kết giữa Tổng thống Putin và giới lãnh đạo Crimea. Vì thế, việc thuê căn cứ cho Hạm đội Biển Đen cũng không còn cần thiết.

Vào ngày 21/3, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow sẽ đòi Ukraine phải hoàn lại số tiến 11 tỷ USD mà Nga mất đi do bán giá khí đốt rẻ cho họ. Sevastopol, thành phố cảng thuộc bán đảo Crimea, từ 250 năm qua đã là “nhà” của Hạm đội Biển Đen trứ danh của Nga.

Dân Ukraine tố Nga đưa quân áp sát tỉnh miền đông Lugansk

(Kiến Thức) - Người dân Ukraine cho biết, các đoàn xe quân sự cùng với trực thăng của Nga đang di chuyển về hướng Rovenky, tỉnh Lugansk, miền đông Ukraine.

Đấy là thông tin mà người dân Ukraine sinh sống gần biên giới tiết lộ với tờ Informator.lg.ua.
“Khoảng 50 xe quân sự chở theo khá nhiều người đàn ông được vũ trang và mặc các đồng phục quân đội không có phù hiệu di chuyển về hướng Rovenky (tỉnh Lugansk)”, một vài người dân địa phương cho hay.

Mặc căng thẳng, Nga-Ukraine vẫn hợp tác hạt nhân

(Kiến Thức) - Những chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân của Nga sang các nhà máy điện ở Ukraine không hề bị gián đoạn trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước hiện nay.

Vào hôm thứ Năm (27/3), người đứng đầu Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom của Nga, Sergei Kiriyenko cho hay: “Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng hiện nay, thật khó khăn để Nga-Ukraine tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, đã không có sự gián đoạn nào trong những vận chuyển các thanh nhiên liệu của chúng tôi tới các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine”, ông Kiriyenko nói.
Cùng với đó, doanh nhân Nga này khẳng định, Rosatom sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng với các đối tác Ukraine bởi “đây là vấn đề liên quan tới uy tín và sự tin tưởng giữa hai đối tác làm ăn”.