Mặc căng thẳng, Nga-Ukraine vẫn hợp tác hạt nhân

(Kiến Thức) - Những chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân của Nga sang các nhà máy điện ở Ukraine không hề bị gián đoạn trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước hiện nay.

Vào hôm thứ Năm (27/3), người đứng đầu Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom của Nga, Sergei Kiriyenko cho hay: “Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng hiện nay, thật khó khăn để Nga-Ukraine tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, đã không có sự gián đoạn nào trong những vận chuyển các thanh nhiên liệu của chúng tôi tới các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine”, ông Kiriyenko nói.
Cùng với đó, doanh nhân Nga này khẳng định, Rosatom sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng với các đối tác Ukraine bởi “đây là vấn đề liên quan tới uy tín và sự tin tưởng giữa hai đối tác làm ăn”.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom, Sergei Kiriyenko.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom, Sergei Kiriyenko.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra thực tế rằng, các hơp đồng quốc tế của Rosatom sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Song, điều này ngẫu nhiên rất khó bị ảnh hưởng trong thực tế bởi những hợp đồng hạt nhân này thường trong dài hạn.
Ở một diễn biến khác, vào hôm thứ Ba (25/3), một đại diện Ukraine tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân diễn ra ở thành phố La Hay (Hà Lan) đã cáo buộc, Nga đe dọa tới sự an toàn của các lò phản ứng hạt nhân của họ. Ngoài ra, vị này cũng kêu gọi thế giới chung tay bảo vệ họ.
Trước điều này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bác bỏ lời cáo buộc này và đặt nghi vấn rằng chính sự bất ổn đang xảy ra ở Ukraine mới là nguyên nhân đe dọa tới các lò phản ứng đó.
Cùng với đó, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Bộ Ngoại giao Nga cam kết, Nga sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ukraine bằng cách cung cấp nhiên liệu hạt nhân và giúp duy trì an ninh hạt nhân của họ với 15 lò phản ứng đang hoạt động.

Mikhail Gorbachev: Crimea "trở về" Nga để sửa chữa sai lầm lịch sử

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bày tỏ, Crimea trở lại Nga là một việc làm để sửa chữa “sai lầm lịch sử” từ thời Liên Xô.

Theo đó, ban đầu Crimea là một phần lãnh thổ của Liên Xô. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm Hiệp ước Pereiaslav (nhằm khẳng định sự trung thành của Ukraine với Nga), ngày 19/2/1954, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã “tặng” món quà Crimea cho phía Ukraine. Sau sụ sụp đổ của Liên Xô, mọi vấn đề này sinh. Do Ukraine tuyên bố độc lập, vì thế Crimea đương nhiên sẽ nằm dưới sự quản lý của Kiev.
“Áp lệnh trừng phạt lên khu vực đó cần phải có một lý do chính đáng. Họ (người dân Crimea) cần phải được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ. Việc đưa Crimea sáp nhập Nga không phải là một lý do”, cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev trả lời phóng viên tờ Interfax hôm 17/3.

9 câu nói bất hủ của TT Putin trong bài diễn văn lịch sử

(Kiến Thức) - Bài diễn văn của Tổng thống Putin về sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga hôm 18/2 đã đi vào lịch sử như là diễn văn quan trọng nhất thời hậu Xô Viết.

1. Khi Tổng thống Putin mỉa mai phương Tây về khái niệm luật pháp quốc tế, ông nhấn mạnh: “Khi họ cáo buộc chúng tôi vi phạm luật pháp quốc tế, thật may, họ vẫn nhớ tới sự tồn tại của luật pháp quốc tế. Muộn vẫn còn hơn không”.
2. Khi Tổng thống Putin “chê” phương Tây hành động vụng về, long ngóng trong cuộc khủng hoảng Ukraine dù họ chỉ việc rập khuôn công thức cũ: “Họ không ngừng dồn chúng tôi vào chân tường vì chúng tôi luôn giữ vững quan điểm độc lập. Chúng tôi không có thói đạo đức giả. Nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Đối với Ukraine, các đối tác phương Tây của chúng tôi đã vượt quá giới hạn, hành động vô trách nhiệm và trái đạo đức”.

Moscow yêu cầu Kiev mở rộng quyền tự chủ cho Đông Ukraine

(Kiến Thức) - Trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine, Ngoại trưởng Nga đã đưa ra yêu cầu Kiev trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các khu vực phía đông nước này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp với người đồng cấp Ukraine, Ngoại trưởng Andriy Deshchytsia và đưa ra yêu cầu như vậy trong bối cảnh, dưới nhiều áp lực, chính quyền mới tại Kiev buộc phải ký lệnh rút toàn bộ quân tại Crimea về nước khi bán đảo này hiện đã thuộc quyền quản lý của Nga.