Hé lộ hình ảnh máy thở Metran của ông Trần Ngọc Phúc

Đây là mẫu máy thở mà công ty Metran của ông Trần Ngọc Phúc đang cố gắng sản xuất và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để hỗ trợ điều trị COVID-19.

Ông Trần Ngọc Phúc (Việt kiều ở Nhật) là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo máy thở. Ông cũng là nhà sáng lập của Metran - công ty chuyên về các thiết bị y tế, đặc biệt là các loại máy thở. Những chiếc máy thở sử dụng công nghệ HFP do Metran phát triển được sử dụng tại 90% các phòng hồi sức sơ sinh (NICU) ở Nhật.
Hồi cuối tháng 3, ông Phúc từng tuyên bố sẽ giúp Việt Nam sản xuất 2.000 máy thở với giá thấp nhất để phục vụ công tác điều trị dịch Covid-19. Sản phẩm được lựa chọn để triển khai tại Việt Nam là một mẫu máy thở đơn giản với giá thành thấp, dễ sử dụng, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn tuổi.
He lo hinh anh may tho Metran cua ong Tran Ngoc Phuc
 Ông Trần Ngọc Phúc - người đã sáng chế ra những chiếc máy thở mang thương hiệu Metran
Mới đây, công ty Metran đã lần đầu tiên chia sẻ về mẫu máy thở được sản xuất riêng để hỗ trợ điều trị Covid-19 của đơn vị này.
Theo đó, mẫu máy thở do công ty của ông Trần Ngọc Phúc phát triển có tên Eliciae MV20. Đây là một mẫu máy thở xâm nhập thông qua việc đặt ống nội khí quán.
Dịch bệnh Covid-19 sẽ khiến các bệnh viện trở nên quá tải. Do đó, Metran cho biết mẫu máy thở Eliciae MV20 được phát triển để phù hợp với các bệnh viện dã chiến. Nó khác hẳn với những chiếc máy thở chuyên dụng tại các phòng điều trị tích cực.
He lo hinh anh may tho Metran cua ong Tran Ngoc Phuc-Hinh-2
 Eliciae MV20 - mẫu máy thở được Metran sản xuất để đối phó với sự lây lan của Covid-19. Ảnh: Metran cung cấp
Eliciae MV20 trước hết phải là một mẫu máy thở nhỏ gọn. Bên cạnh đó, nó phải có giao diện dễ sử dụng, an toàn và được thiết kế để vận hành bởi những người không chuyên về máy thở.
Với những cài đặt tối thiểu, người vận hành gần như chỉ cần bật lên là máy thở Eliciae MV20 sẽ tự hoạt động.
Tuy vậy, do được sản xuất nhằm đối phó với sự lây lan của đại dịch Covid-19, thiết bị này chưa từng được phê chuẩn tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
He lo hinh anh may tho Metran cua ong Tran Ngoc Phuc-Hinh-3
 Với rất ít nút chức năng, Eliciae MV20 gần như chỉ cần bật lên là sẽ tự hoạt động. Ảnh: Metran cung cấp
Theo khuyến cáo của Metran, những chiếc máy thở Eliciae MV20 chỉ nên được sử dụng dưới sự giám sát của các nhân viên y tế và cơ quan quản lý.
Trước đó, ông Trần Ngọc Phúc - nhà sáng chế ra những chiếc máy thở Metran từng cho biết, trong khoảng 1 - 1,5 tháng tới, ông và các nhà hảo tâm sẽ cố gắng giúp Việt Nam có được khoảng 2.000 chiếc máy thở.
Trong giai đoạn tiếp theo, công ty Metran của ông Trần Ngọc Phúc sẽ cố gắng sản xuất khoảng 10.000-15.000 máy thở. Những chiếc máy này sẽ được chuyển giao cho Việt Nam với giá bán thấp nhất để sớm đưa vào các cơ sở y tế phục vụ công tác điều trị dịch bệnh COVID-19.



UAV nhỏ bằng con chuồn chuồn nguy hiểm thế nào trong tác chiến?

Ngày nay, các UAV trinh sát siêu nhỏ luôn được ứng dụng nhiều trong tác chiến hiện đại. Với kích thước chỉ bằng một chú chim nhỏ, hoạt động không phát ra tiếng động, các UAV trinh sát siêu nhỏ này có thể len lỏi vào căn cứ đối phương để chỉ điểm cho hỏa lực tiêu diệt địch.

UAV nho bang con chuon chuon nguy hiem the nao trong tac chien?
Trinh sát luôn đóng vai trò quan trọng trong đặc biệt trong tác chiến hiện đại, khi mà khả năng ngụy trang ngày càng phát triển, chính vì thế các nền công nghiệp quân sự hàng đầu thế giới tập trung phát triển các UAV siêu nhỏ cho hoạt động trinh sát. 

Vì sao những ca COVID-19 nhẹ đột ngột trở nặng rất nhanh

Tại cuộc tập huấn trực tuyến về phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế với 700 điểm cầu ngày 11/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích phác đồ điều trị COVID-19 ở Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, có những trường hợp tưởng là nhẹ, đột xuất ban đêm có thể diễn biến nặng, rất nhanh.

Vi sao nhung ca COVID-19 nhe dot ngot tro nang rat nhanh
Ảnh: Thái Hà. 
Thứ trưởng Long cho hay, trong số 257 bệnh nhân điều trị ở nước ta, số ca được chữa khỏi hiện có 144 ca (khoảng 60%), số ca nặng, biến chứng chiếm khoảng 6%.

Phác đồ điều trị COVID-19: Thuốc nào hiệu quả nhất lúc này?

(Kiến Thức) - Đại dịch COVID-19 đã tấn công nhiều quốc gia trên thế giới và số người chết ngày càng tăng lên. Trong bối cảnh này, các nước ngày càng nghiên cứu và đưa ra nhiều phác đồ điều trị COVID-19 để đối phó với virus SARS-CoV-2.

Đức
Một loại vaccine chống lại virus SARS-CoV-2 do công ty vaccine của Đức sản xuất dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất vào cuối năm nay.