Hãy vặn nhỏ “volume” để không có “những người Việt ồn ào”

Người Việt đi đâu cũng bị cho là hay tụ tập và ồn ào. Có giả thuyết cho rằng chúng ta ồn ào là do văn mình lúa nước.

Vậy tại sao người Mỹ ở California, tiểu bang nông nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ vẫn nói rất nhỏ? Vậy là nói to không phải là do văn hoá mà có thể là thói quen. Vậy, nói nhỏ là một kỹ năng có thể học tập và rèn luyện được. Mà kỹ năng thì được xây dựng ở nhà trường và thực hành ngoài xã hội. Một bà mẹ thường đứng ở dưới bếp và gọi đứa con đang ngồi trên lầu bằng một giọng nói rất to là: “Na ơi, xuống ăn cơm!” Đứa bé mà chưa muốn ăn thì sẽ dùng âm lượng tương xứng trả lời: “Con đang làm bài, mẹ đợi chút”. Trong nhà hàng cũng vậy. Bàn bên cạnh ồn thì chúng ta sẽ nói lớn lên để bạt tiếng họ. Và dĩ nhiên họ sẽ nói to theo để bạt tiếng chúng ta. Đó là “hiệu ứng quảng cáo”. Khi bạn xem tivi, các nhà đài biết rằng khi đến chương trình quảng cáo, bạn sẽ bỏ đi nơi khác hoặc chuyển kênh nên họ lúc nào cũng làm âm thanh lớn hơn để gây chú ý, hoặc để bạn có bỏ đi cũng có thể nghe thấy âm thanh.
Hay van nho “volume” de khong co “nhung nguoi Viet on ao”
 Hương Lan từng nói với Việt Hương về chuyện ồn ào của một người dẫn chương trình.
Vì vậy người Mỹ mới ra đạo luật Commercial Advertisement Loudness Mitigation Act, tạm dịch là luật chống quảng cáo ồn ào. Bộ luật này được phê chuẩn vào ngày 29.9.2010, buộc các chương trình quảng cáo tivi phải có âm lượng tương đương với chương trình đang phát trước khi có quảng cáo. Người Mỹ không muốn con cái họ vô tình học thói quen nói to khi quảng cáo của cái tivi.
Người Mỹ dạy trẻ nói âm lượng đủ nghe từ lúc còn nhỏ. Đầu tiên họ dạy cho các bé biết rằng ai cũng có hai giọng nói: “giọng bên trong” và “giọng bên ngoài”. Ở trong nhà, trong lớp, trong thư viện, trong bất cứ cái gì thì dùng giọng bên trong. Khi ra ngoài công viên, ngoài biển, ngoài đường … thì dùng giọng bên ngoài.
Tại nơi tôi làm việc là trung tâm hỗ trợ người tự kỷ tên Nhân Văn ở Bình Thạnh, chúng tôi luôn nhắc nhau nói nhỏ, không đứng đầu phòng gọi xuống cuối phòng. Thậm chí chúng tôi có cả máy đo độ ồn decibel để biết mình ồn ra sao. Đi nghe nhạc rock là 120 decibel. Ngồi trong nhà, xe máy chạy ngoài đường là 90 decibel. Một lớp học im như tờ, không ai nói gì là 40 decibel. Ở trung tâm Nhân Văn, lớp học chúng tôi đang ở mức khoảng 70 – 80 decibel.
Để thay đổi thói quen, muốn thế hệ kế tiếp nói vừa đủ nghe thì trẻ phải được dạy từ khi còn nhỏ: không tạo ra “hiệu ứng quảng cáo” ở mọi nơi, ví dụ trong nhà hoặc trong lớp học, nghĩa là không nói to khiến trẻ cũng nói to theo; dạy cho trẻ biết ở môi trường nào thì được nói to, ở đâu phải nói nhỏ, con người có mấy giọng nói để sử dụng ở các nơi khác nhau. Dạy từ lý thuyết sau đó chuyển ra thực tế.
Muốn vậy, cần làm các bước sau: thứ nhất, đối với trẻ nhỏ (dưới ba tuổi) chưa nhận ra số đếm, chỉ biết phân biệt hai không gian trong và ngoài thì dạy trẻ biết rằng chúng ta có hai giọng nói: giọng bên trong dùng để nói trong nhà, giọng bên ngoài dùng để nói ở sân chơi, ngoài trời, và dĩ nhiên thì bên ngoài được nói to hơn, trong nhà thì phải nói nhỏ. Đó là tầng thứ nhất.
Tầng thứ hai đối với trẻ lớn hơn thì dạy tiếp giọng nói bên trong có năm mức từ 1 – 5 với 1 là thì thầm, 3 là nói bình thường, 5 là hơi cao giọng một chút. Giọng bên ngoài từ 6 – 10 với 6 là nói to 10 là hét to. Như vậy, ở sân chơi được nói số 7, lớp học chỉ nói số 3, trong rạp chiếu phim, nơi công cộng nói số 1 hoặc 2. Tuỳ theo bài học mà giáo viên soạn cho trẻ học trên bàn trước, sau đó áp dụng ngoài thực tế. Khi trẻ ồn ào, chỉ cần nhắc: “số 3” là trẻ đã hiểu.
Có nhiều cách dạy khác nhau. Ban đầu xem nó như là trò chơi, bạn đưa thẻ số, và dùng âm lượng trong giọng nói của mình để minh hoạ. Ví dụ, bạn cầm thẻ số 3 và nói giọng vừa đủ nghe, sau đó đưa trẻ cầm thẻ và nói theo mình, tương tự làm với các số còn lại. Lâu dần, trẻ sẽ có ý thức hình thành thói quen nói đúng âm lượng thích hợp. Ngoài ra, chính người lớn cũng phải làm gương bằng cách không nói to. Có nhiều việc nhỏ cần chú ý: không đứng từ đằng xa gọi trẻ. Khi đứng đằng xa gọi trẻ, chẳng những lời yêu cầu không có tác dụng mà còn làm cho trẻ có thói quen nói to để át tiếng người khác và nghĩ “nói to là chuyện bình thường”. Muốn gọi trẻ thì đến gần, nhìn thẳng vào mắt trẻ và dùng giọng điệu nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng để đưa ra yêu cầu. Khi yêu cầu bằng cách này, không những rèn được cho trẻ kỹ năng nói nhỏ mà còn giúp cho lời yêu cầu của bạn có tác dụng. Theo thống kê của chúng tôi, có đến 90% lời yêu cầu được đưa ra một cách trực tiếp như thế này được thực hiện ngay lập tức.

Quảng Ngãi: Bác tin đồn đàn ong bu dồn lại khiến lúa...lép hạt

Cơ quan ban ngành xã Thanh An (Quảng Ngãi) kịp thời phổ biến chứng minh ong không hề hại lúa của bà con.

Ông Đinh Văn Chi – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh An, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) cho biết: Người dân tỏ ra lo lắng khi nghĩ rằng ong hại lúa. Một số hộ có hỏi chính quyền về vấn đề này và yêu cầu chủ trại ong giảm đàn hoặc chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, chúng tôi đã kịp thời phổ biến các văn bản chứng minh ong không hề hại lúa của các ngành chức năng đã ban hành, để tuyên truyền cho bà con hiểu.
Quang Ngai: Bac tin don dan ong bu don lai khien lua...lep hat
 Nuôi ong lấy mật ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi).

Tại thôn Trường Biện, xã Trà Tân (Trà Bồng), một số hộ dân cũng tỏ ra lo lắng đối với các trại ong nuôi ở địa phương, khi cho rằng lúc lúa làm đòng bị ong bu lại, khiến lúa không thụ phấn, dẫn đến lép hạt, giảm năng suất. Chị Hồ Thị Công, thôn Trường Biện, xã Trà Tân cho biết: “Đến mùa lúa trổ thì ong xuất hiện rồi hút mật từ bông lúa, khiến lúa hư nhiều. Hễ thấy ong là chúng tôi đuổi không cho chúng lại những đám lúa đang làm đòng...".

Xoay quanh việc người dân phản ánh ong ở các trại nuôi hại lúa, trước đây Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản khẳng định, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tiễn đã chứng minh đàn ong không làm ảnh hưởng đến mùa màng, mà ngược lại góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ thụ phấn cho cây trồng.

Cục Chăn nuôi đề nghị các Sở NN&PTNT tăng cường tuyên truyền cho người dân về lợi ích của ong mật trong vai trò thụ phấn, tăng năng suất và bảo vệ môi trường sinh thái; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại nuôi ong tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống này.

Phó Chủ tịch UBND xã Trà Tân Trần Văn Lợi, cho biết: “Tâm lý người dân rất lo lắng khi tưởng rằng ong sẽ gây hại cho lúa. Tuy nhiên, ong giúp thụ phấn và mang lại năng suất cho cây trồng. Chúng tôi cũng đã tuyên truyền và đưa ra những văn bản cụ thể của các cấp để bà con yên tâm hơn".

Hiện nay, 2 huyện Trà Bồng và Minh Long có gần 50 trại nuôi ong mật. Trước khi tổ chức nuôi, các trại này đều đăng ký với địa phương, tuy nhiên việc nuôi ong diễn ra theo kiểu “lưu động”, nên việc quản lý của các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn.

Ông Đặng Nhật, chủ trại nuôi ong ở Trà Tân cho hay: “Đặc thù của việc nuôi ong là di chuyển nhiều nơi, nhiều địa điểm mới cho thu hoạch cao, nên chúng tôi sản xuất theo kiểu lưu động. Trước khi nuôi, chúng tôi cũng đã đăng ký với chính quyền, hộ cho thuê để được đồng ý. Thời gian thuê ngắn, nên các hồ sơ, thủ tục đăng ký cũng rất đơn giản”.

Ông Phạm Bá – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho hay: “Ong không phải là đối tượng làm hại lúa. Các ngành chức năng đã khẳng định rõ điều này. Tuy nhiên, ong là vật di cư, nên người nuôi cũng phải di cư đến nhiều địa phương, khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp, tuyên truyền để cho bà con hiểu hơn về việc ong không hề hại lúa, nhất là các xã vùng cao, để bà con yên tâm sản xuất”.

Đàn ông tiết lộ 3 chiêu thức dụ dỗ chết người nhất cho phụ nữ

Để đàn ông lui tới bắt chuyện là công việc khá đơn giản, tuy nhiên để dụ dỗ đàn ông thì lại là cả 1 nghệ thuật…

Chắc hẳn, bạn sẽ muốn dụ dỗ đàn ông một cách thật tinh tế chứ không muốn tỏ ra dễ dãi, lố lăng, hay khoác cho mình vẻ “rẻ tiền” mà bất cứ gã đàn ông nào cũng có thể có được.

Từ những ảnh đắt giá này, ai cũng có cái nhìn khác với người bạch tạng

(Kiến Thức) - Vẻ đẹp của những người mắc bệnh bạch tạng được nhiếp ảnh gia Yulia Taits chắt lọc và phản chiếu trong những hình ảnh đẹp độc đáo của mình. 

Tu nhung anh dat gia nay, ai cung co cai nhin khac voi nguoi bach tang
Tháng 11 năm ngoái, nhiếp ảnh gia Yulia Taits đã từng gây được tiếng vang lớn với tập hợp những hình ảnh chụp lại vẻ đẹp tuyệt mỹ của người bị bạch tạng có tên "Porceland Beauty". (Nguồn Bored Panda)