Hàng loạt bất ngờ khi giải mã bộ gien 13 người khác loài

Nghiên cứu mới từ Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck - Đức đã nhắm vào một nhóm người khác loài Neanderthals sinh sống 54.000 năm trước trong hang Chagyrskaya và Okladnikov ở Nga.

Tổng cộng 17 phần hài cốt được các nhà khoa học đem đi giải trình tự gien và nhận thấy nó thuộc về 13 cá thể Neanderthals khác nhau. Họ được tìm thấy từ những cuộc khai quật trải dài 14 năm, bên cạnh hàng trăm nghìn công cụ đá và xương động vật có thể do nhiều thế hệ, nhiều loài người khác nhau để lại.

Kết quả cho thấy đây là hai nhóm thợ săn Neanderthals chuyên sống bằng thịt ngựa, bò rừng và các động vật di cư khác đi ngang thung lũng.

Hang loat bat ngo khi giai ma bo gien 13 nguoi khac loai

Hang Chagyrskaya ở Siberia - Nga - Ảnh: NEW SCIENTIST

Họ đã lặn lội hàng chục km để tìm nguyên liệu làm công cụ đá và việc công cụ của 2 nhóm từ 2 hang động kể trên cùng nguồn gốc cho thấy họ có thể đã liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trong 13 bộ hài cốt có 7 nam và 6 nữ, trong đó 8 người đã trưởng thành. Đặc biệt, trong DNA ty thể của họ, các nhà nghiên cứu đã tìm được một số dị nguyên được chia sẻ giữa các cá thể. Dị nguyên là một dạng biến thể di truyền đặc biệt chỉ tồn tại trong một số thế hệ - chứng tỏ nhóm người Neanderthals ở cả 2 hang động đã tồn tại cùng một thời điểm.

Trong số hài cốt người ta cũng xác định được một cặp cha - con và một cặp họ hàng cấp độ 2 là một cậu bé và một cô gái trưởng thành có thể là chị em họ, cô hoặc bà của cậu ta.

Sự kết hợp di truyền đan xen giữa 2 nhóm người từ 2 hang động đã tiết lộ họ thuộc về cùng một cộng đồng - thêm bằng chứng khẳng định người Neanderthals đã phát triển đến cấp độ biết hợp thành một dạng xã hội sơ khai, có tổ chức.

Một phát hiện nổi bật khác là sự đa dạng di truyền cực thấp trong cộng đồng này, theo tác giả đầu tiên của nghiên cứu - Tiến sĩ Laurits Skov từ Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck.

Họ có vẻ đã sống trong một quy mô nhóm nhỏ dưới 20 người, hôn phối xen lẫn với nhau dù đã cố trao đổi "cô dâu" giữa hang này với hang kia.

Như vậy, nhóm Neanderthals với đa dạng di truyền thấp này cho thấy sự đơn độc của họ - dấu hiệu rõ ràng của một nhóm thuộc loài nguy cấp, đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Nhóm nghiên cứu cũng so sánh sự đa dạng di truyền trên nhiễm sắc thể Y vốn được di truyền từ cha sang con trai và sự đa dạng của DNA ti thể được thừa hưởng từ mẹ.

Rõ ràng sự đa dạng di truyền của ti thể cao hơn nhiều so với sự đa dạng của nhiễm sắc thể Y, cho thấy phụ nữ là những người thường xuyên di chuyển trong cộng đồng để hôn phối với những người đàn ông ở hang động khác, một kiểu "lấy chồng xa" như nỗ lực tự nhiên nhằm duy trì đa dạng di truyền của loài.

Rất tiếc cộng đồng người khác loài Neanderthals thời kỳ này có lẽ chỉ còn quá ít nên sự đa dạng di truyền của nhóm trở nên hạn chế.

"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bức tranh cụ thể về cộng đồng người Neanderthals đã có thể trông như thế nào, khiến họ có vẻ giống với chúng ta nhiều hơn, đối với tôi" - nhà nghiên cứu Benjamin Peter, một trong các tác giả, cho biết.


10 sự thật ngỡ ngàng về loài mãnh thú cô độc nhất hành tinh

Hổ là loài mãnh thú nơi nừng sâu. Nó hội tụ cả vẻ đẹp bề ngoài uy nghiêm và sự dữ tợn. Dưới đây là những đặc tính thú vị về loài dã thú này mà có thể nhiều người chưa biết.

10 su that ngo ngang ve loai manh thu co doc nhat hanh tinh
 1- Hổ là loài lớn nhất trong họ nhà mèo: giống hổ Royal Bengal là loài lớn nhất trong họ nhà mèo hoang dã. Hổ đực có thể nặng tới 300kg, tức là nặng bằng 6 người có trọng lượng trung bình. (Nguồn: Pixabay)

Món ngon khó nuốt của người Nhật

(Kiến Thức) - Sushi côn trùng, các loại kem hải sản, thực phẩm sống lên men tuy là món ăn kinh dị nhưng được người dân Nhật rất ưa thích.

Món bánh quy này có nhân là những con ong được bắt trực tiếp trong rừng.
 Món bánh quy này có nhân là những con ong được bắt trực tiếp trong rừng.

Làm giò, xúc xích từ thịt ngựa

(Kiến Thức) - Thịt ngựa mềm thơm ngon, có tới 17 axit amin, nhiều nạc và ít mỡ giao có thể chế biến thành các món ăn cao cấp ngày Tết.

Hỏi: Xin hỏi, thịt ngựa có thể chế biến thành giò, chả, bít tết, lạp xưởng không? - Trần Quang Trung (Tuyên Quang).