Hải sản nhập ngoại tiền triệu đắt hàng, Bộ Nông nghiệp nói gì?

Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, việc tăng hay giảm số lượng hải sản nhập khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của các doanh nghiệp trên thị trường.

Trả lời Zing.vn khi nhận định về việc người Việt nhập khẩu hải sản ngày càng nhiều trong khi nguồn cung cấp trong nước khá dồi dào, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT trả lời ngắn gọn do phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về công tác kiểm dịch nhập khẩu thủy sản của Bộ NN&PTNT cho biết số lượng hải sản nhập khẩu tăng theo việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên cơ sở cung cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hai san nhap ngoai tien trieu dat hang, Bo Nong nghiep noi gi?
 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nông sản trong 8 tháng đầu năm. Đồ họa: Hiếu Công.
Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập 47.700 tấn thủy sản đông lạnh, ướp lạnh để làm thực phẩm. Trong số đó, có 46.400 tấn các loại cá, mực, tôm biển. Loại này chủ yếu nằm ở dạng đông lạnh, ngoài ra còn có 1.300 cá biển các loại hải sản khác.
Cục Thú y cũng cho biết số lượng doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật thủy sản làm thực phẩm trong năm 2017 là khoảng 247 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp giảm nhẹ so với năm 2016 là 249.
Hai san nhap ngoai tien trieu dat hang, Bo Nong nghiep noi gi?-Hinh-2
 Một loại cua nhập khẩu từ Canada được bán với giá 2,8 triệu đồng/kg. Ảnh: Hiếu Công.
Trước đó, Tổng cục Thống kê cho biết hải sản là một trong những mặt hàng nông sản mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2017. 6 tháng đầu năm, Việt Nam bỏ ra 900 triệu USD để nhập thủy sản. Giá trị nhập khẩu thủy sản chỉ đứng thứ 2 trong các mặt hàng nông sản, thấp hơn một chút so với lĩnh vực rau quả.
8 tháng đầu năm, Việt Nam bỏ ra 1,06 tỷ USD nhập khẩu rau quả, 588 triệu USD nhập sữa và các sản phẩm từ sữa, 725 triệu USD nhập lúa mỳ…

Ăn theo tin lên quận, đất "vàng" ở Hoài Đức bị thổi giá 200 triệu/m2

Trước tin Hoài Đức lên quận, giá đất tại một số khu vực tăng dù không đều. Tuy nhiên, nhà đầu tư còn e ngại bài học từ những khu đô thị bỏ hoang.

Tìm về Hoài Đức, một huyện ngoại thành Hà Nội, những ngày đầu tháng 9 trong vai trò một người mua đất đầu cơ, người viết khá bất ngờ khi việc tìm mua đất không quá tấp nập như báo chí từng đưa.
Mua đất không khó, vấn đề là có bao nhiêu tiền

Phát hiện sốc: Ăn cá rô phi có thể bị ung thư

(Kiến Thức) -  Một hóa chất độc hại khác được cho vào trong quá trình nuôi cá rô phi là dioxin, liên quan đến khởi phát và thúc đẩy căn bệnh ung thư phát triển. 

Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu
Cá luôn được cho là một trong những thực phẩm khỏe mạnh, giàu protein. Nó cũng ít chất béo, cholesterol và calo hơn so với thịt lợn và thịt bò. Đồng thời nó có các vitamin, khoáng chất và axit béo có lợi cho sức khỏe của chúng ta.  
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-2
Nhưng không phải loại cá nào cũng giống nhau. Nhiều loại cá ở vùng biển có mực thủy ngân cao và cũng có nhiều loại cá sông mang lại nguy cơ sức khỏe, điển hình như cá rô phi
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-3
 Cá rô phi là một trong những loại cá nuôi phổ biến được nhiều người ăn bởi nó rẻ mà hương vị lại thơm ngon. Nó là loài thủy sản tiêu thụ chạy thứ 4 ở Hoa Kỳ. Vậy thì tại sao nó nguy hiểm ?
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-4
Dễ bị viêm nhiễm. Một số nghiên cứu tiến hành tại đại học Wake Forest vào năm 2008 đã chứng minh, cá rô phi chứa nhiều omega 6 hơn omega 3. 
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-5
Mặc dù omega 6 cũng tốt cho cơ thể nhưng nếu chất này quá cao sẽ mang đến bệnh hen suyễn, khớp và các bệnh viêm khác vì nó gây viêm trong cơ thể.  
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-6
Đầy thuốc trừ sâu, hóa chất. Vì cá rô phi nuôi trong chuồng đông đúc nên nó dễ bị bệnh hơn. Các chủ trang trại sẽ cho chúng uống thuốc kháng sinh để ngăn chúng khỏi bệnh. Họ cũng thêm vào thuốc trừ sâu để ngăn chấy rận, vi khuẩn biển.  
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-7
 Dinbutylin, một chất hóa học được tìm thấy trong sản xuất nhựa PVC cũng được các chủ trang trại cho vào. Hóa chất độc hại này có thể gây viêm nhiễm và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó cũng làm tăng nguy cơ dị ứng, béo phì và rối loạn chuyển hóa.
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-8
Nguy cơ ung thư. Một hóa chất độc hại khác được cho vào trong quá trình nuôi cá là dioxin, liên quan đến khởi phát và thúc đẩy căn bệnh ung thư phát triển. Phải mất đến 11 năm thì cơ thể mới thải hóa chất độc hại này ra ngoài cơ thể. 
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-9
Đã có nhiều báo cáo rằng cá rô phi được nuôi từ phân động vật. Điều đó làm tăng nguy cơ ung thư cao gấp 10 lần so với cá đánh bắt tự nhiên. Đây không phải là lời suy đoán mà đã được chứng minh.
Phat hien soc: An ca ro phi co the bi ung thu-Hinh-10
 Năm 2009, các nghiên cứu ở Bộ Nông nghiệp Mỹ đã kiểm tra thủy hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc và tiết lộ, nhiều trang trại ở Trung Quốc nằm trong khu vực bị ô nhiễm nặng và luôn cho cá ăn phân của gà, vịt, ngan.