Hai họ kỳ lạ nhất thời Tam Quốc: Đôi bên không được liên hôn

Lịch sử Trung Quốc từng có hai họ vô cùng kỳ lạ, nam nữ thuộc hai gia tộc này không được liên hôn, nhưng lại có cùng một tổ tiên.

Từ xa xưa ở Trung Quốc, họ người đại diện cho cả dòng máu gia tộc, từ đó thể tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên. Do đó, ở nhiều thôn làng tại đất nước này, việc một thôn chỉ mang một họ là chuyện không hề kỳ lạ.

Một ví dụ cho việc "nghe họ biết tổ tiên" là họ Tôn của Trung Quốc. Tổ tiên nguyên thủy của họ Tôn là Tôn Ức của nước Vệ (thế kỷ 11 TCN–209 TCN) và Tôn Thư của nước Tề (1046 TCN–221 TCN) trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Ít ai biết rằng, lịch sử Trung Quốc từng có hai họ vô cùng kỳ lạ, nam nữ thuộc hai gia tộc này không được liên hôn, nhưng lại có cùng một tổ tiên. Quy định này đã thực người thuộc hai gia tộc này tuân thủ suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Hai họ này chính là Tào và Tháo. Nghe cũng có thể đoán ra, tổ tiên của hai gia tộc đặc biệt này chính là Tào Tháo lẫy lừng của thời Tam quốc.

Hai ho ky la nhat thoi Tam Quoc: Doi ben khong duoc lien hon

Ảnh minh họa

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Tào Tháo được xây dựng với hình ảnh gắn liền với sự gian ác, âm hiểm, có tài nhưng cái đức bị bóng tối bao trùm. Trong chính sử Trung Quốc, Tào Tháo quả thực là một kẻ xưng bá bốn phương, đã thống nhất khu vực phía Bắc thiên hạ lúc bấy giờ, xây dựng vương triều cho riêng mình. Năm 213, Tào Tháo thành lập nên nước Ngụy, định đô ở Nghiệp Thành (Hà Bắc, Trung Quốc hiện nay).

Tào Tháo cùng hai người cháu trong dòng tộc, Tào Duệ và Tào Phi, được gọi là Ngụy thị Tam tổ (Ba vị tổ tiên có công khai sinh ra nhà Ngụy), nhưng gia tộc Tào thị lại gặp phải “kẻ thù không đội trời chung” là Tư Mã Chiêu.

Trong lịch sử, cha của Tư Mã Chiêu chính là Tư Mã Ý - một đại tướng của Tào Ngụy, người được ca tụng là kỳ phùng địch thủ với Gia Cát Lượng. Trong thời Ngụy Minh đế Tào Duệ, ông đã ủy thác đại tướng quân Tào Sảng và thái úy Tư Mã Ý phục tùng Ngụy Thiếu đế Tào Phương (8 tuổi).

Sau đó, Tư Mã Ý đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành quyền lực và đàn áp được Tào Sảng. Sau khi Tư Mã Ý qua đời, con trai trưởng của ông là Tư Mã Sư đã phế truất Ngụy Thiếu đế và đưa Tào Mao (cháu của Tào Phi) lên ngôi. Khi Tư Mã Sư bệnh nặng, ông đã trao mọi quyền lực cho em trai là Tư Mã Chiêu.

Tư Mã Chiêu một lòng muốn lật đổ Tào Mao để lên làm bá chủ thiên hạ. Bản thân Tào Mao luôn hiểu ông chỉ là một “Hoàng đế bù nhìn” nên quyết định ra tay trước khi kẻ ác quay lưng phản bội.

Tuy nhiên, Tào Mao lại bị toàn thể quan lại ghẻ lạnh nên không một ai chịu ra sức giúp đỡ. Cuối cùng, Tào Mao phải chết dưới đao của Tư Mã Chiêu. Từ đó, hậu nhân của Tào Tháo luôn chịu cảnh bị áp bức, xuất hiện thì sẽ bị diệt trừ ngay lập tức.

Hai ho ky la nhat thoi Tam Quoc: Doi ben khong duoc lien hon-Hinh-2

Đến khi con trai trưởng của Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm thành lập nên nhà Tấn, ông vẫn tiếp tục truy sát và đuổi cùng giết tận hậu nhân của Tào thị. Cháu trai của Tào Tháo là Tào Lâm đành phải đổi họ Tào thành Tháo, trốn tránh sự truy giết của Tư Mã Viên.

Đồng thời, gia tộc họ Tháo có một quy định cực kỳ nghiêm khắc. Đó là người họ Tháo không được liên hôn với người họ Tào, vì bản chất hai họ là một và cùng một tổ tiên là Tào Tháo.

Nếu người họ Tào và người họ Tháo kết hôn hoặc có mối quan hệ bất chính, làm trái với quy định thì sẽ bị đuổi ra khỏi gia tộc vĩnh viễn. Dần dần, quy định này trở thành một nguyên tắc bất biến cho đến tận bây giờ.

Đến nay, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, Trung Quốc có hơn 10.000 người họ Tháo, chủ yếu phân bố ở Vu Hồ và An Khánh thuộc tỉnh An Huy, một số ít ở Chiết Giang và Hồ Bắc.

Người có chỉ số IQ cao nhất Tam Quốc: Không phải Gia Cát Lượng!

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân vật này đã đoán được cả ý định và lừa cha con Tào Tháo một vố. Sau này, ông trở thành cánh tay đắc lực của Tào Tháo và đối đầu với Gia Cát Lượng.

Khi nói về người thông minh nhất trong thời kỳ Tam Quốc, người ta thường nghĩ đến Gia Cát Lượng. Ông được mệnh danh là "Ngọa Long" với tài năng "liệu sự như thần", túc trí đa mưu. Quả thật, Gia Cát Lượng có tài năng xuất chúng nên được người đời sau ca ngợi.

Mãnh tướng chết lãng xẹt trong Tam Quốc, một đời hùng cứ Giang Đông

Vị mãnh tướng này có cái chết còn tức tưởi hơn cả Quan Vũ.

Mãnh tướng là hào kiệt chốn Giang Đông

Mãnh tướng mà bài viết đề cập đến chính là Tôn Kiên (155 – 191), là người đặt nền móng xây dựng nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đương thời ông là tướng nhà Hán và tham gia cuộc chiến chống quyền thần Đổng Trác.

Thần Tài chỉ lối, 3 tuổi gánh vàng gánh bạc về nhà 3 ngày tới

3 con giáp gánh vàng gánh bạc về nhà, tài lộc rực rỡ, quý nhân song hành, gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ.

Than Tai chi loi, 3 tuoi ganh vang ganh bac ve nha 3 ngay toi
Tuổi Ngọ: Sự nghiệp của con giáp may mắn này sẽ vô cùng rực rỡ. Con giáp này vốn tính ngay thẳng, chính trực nên đi đâu cũng có người yêu mến.