Hai bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội và Đà Nẵng nguy kịch

Trong số hơn 700 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có 2 trường hợp diễn biến nặng, phải thở máy, ECMO.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, 2 bệnh nhân COVID-19 nặng nhất nước hiện nay là ca bệnh 1536 và 1823.

Ca bệnh 1536 là nữ, 79 tuổi, từ Mỹ về Việt Nam ngày 13/1 và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Bệnh nhân này có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường trên thể trạng gầy yếu.

Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân tiến triển xấu nhanh, đáy phổi đông đặc, đang điều trị tích cực bằng hệ thống hỗ trợ tim phổi nhân tạo ECMO ngày thứ 13, kết hợp an thần, thuốc giảm đau. Qua 5 lần hội chẩn quốc gia, các chuyên gia nhận định bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, diễn tiến gần giống bệnh nhân phi công Anh.

Hai benh nhan COVID-19 o Ha Noi va Da Nang nguy kich

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Hải Dương. Ảnh: Bộ Y tế

Trường hợp còn lại là bệnh nhân 1823, nam, 65 tuổi, trú tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là F2 của ca bệnh 1694, làm việc tại nhà máy Z153, Bộ Quốc Phòng.

Bệnh nhân 1823 được chuyển vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 1/2, hiện đang phải thở máy nội khí quản, dùng ECMO ngày thứ 4, nhiều đờm đặc, tiên lượng nguy kịch.

Ngoài ra, 9 bệnh nhân khác cũng đang có diễn tiến nặng lên, trong số này có 2 trường hợp dưới 40 tuổi.

Theo báo cáo của các cơ sở điều trị, bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch lần 3 tại Việt Nam có tỷ lệ bị viêm phổi khá cao, từ 23-25%. Tuy nhiên may mắn, số ca tiến triển nặng không nhiều do chiến lược điều trị hoàn thiện hơn trước.

Tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương, hiện điều trị cho 286 bệnh nhân, nhưng chỉ có 30 ca có tổn thương 20-40% nhu mô phổi.

Tính đến 6h ngày 18/2, Việt Nam có tổng cộng 2.329 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.430 ca lây nhiễm trong nước. Riêng từ ngày 28/1 đến nay, 13 tỉnh ghi nhận 737 ca COVID-19. Hiện cả nước còn 710 bệnh nhân đang điều trị.

Nhịn ăn 26 giờ giống Vân Hugo: Điều gì xảy ra nếu detox hàng tuần?

(Kiến Thức) - Nữ diễn viên Vân Hugo đã chia sẻ lên trang cá nhân về thành tích nhịn ăn 26 tiếng detox sau Tết. Cô đã nhịn ăn liên tục, không nạp bất cứ thứ gì khác ngoài nước lọc khi thấy khát.

Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?

Dù Vân Hugo nhịn ăn 26 tiếng (hơn 1 ngày) nhưng nhìn bà mẹ 1 con vẫn rất tươi tắn và khỏe mạnh mà không xuất hiện một chút mệt mỏi nào.

Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-2
Nữ diễn viên cho rằng, đây là phương pháp nhịn ăn gián đoạn rất tốt cho cơ thể, trong suốt 26 tiếng không ăn gì cả, chỉ uống nước khi cần. Vân Hugo cho biết thêm, trong suốt quá trình nhịn, cô không mệt, không thấy đói, vẫn làm việc bình thường, chỉ không ăn thôi.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-3
Phương pháp nhịn ăn ngắt quãng để giảm cân, thải độc khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, cách giảm cân này không chỉ an toàn mà còn có lợi cho sức khỏe. Nếu không mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, bạn hoàn toàn có thể thực hiện nó.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-4
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn nhịn ăn cả ngày là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Sau đây là câu trả lời. Trong 8 giờ đầu kể từ khi nhịn ăn, mọi thứ vẫn khá bình thường và hầu như không có gì nguy hại xảy ra. Cơ thể sẽ bắt đầu phá vỡ glycogen (có tác dụng dự trữ năng lượng cho cơ thể) thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-5
Sau 8 tiếng nhịn ăn, cơ thể sẽ cảnh báo rằng bạn cần thức ăn. Điều đó có nghĩa là bạn cảm thấy đói khó chịu. Tuy nhiên khi bạn không ăn uống gì thêm, cơ thể bắt đầu đốt cháy các chất béo đã lưu trữ làm nhiên liệu, đó là lý do tại sao nhịn ăn giúp giảm cân.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-6
Việc nhịn ăn một hoặc hai lần mỗi tuần được cho là một cách tuyệt vời để bảo vệ cơ thể bạn khỏi bệnh bệnh tiểu đường và rối loạn tim mạch. Trên thực tế, nhịn ăn thường xuyên, mỗi tuần một lần, giúp làm giảm nồng độ N-oxit trimethylamine trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-7
Nhịn ăn trong khoảng thời gian 24 giờ đầy đủ được biết là cách ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-8
Mặc dù có những lợi ích về sức khoẻ nhưng việc nhịn ăn không phù hợp với một số trường hợp sau: Những người có khung xương yếu và sự trao đổi chất cao, người bị rối loạn ăn uống, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, người hồi phục sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-9
Yếu tố quan trọng của việc nhịn ăn là bạn phải uống nước trong suốt 24 giờ nhằm giải độc cho cơ thể.
Nhin an 26 gio giong Van Hugo: Dieu gi xay ra neu detox hang tuan?-Hinh-10
Hãy ăn một bữa no trước khi bạn bắt đầu nhịn ăn. Điều này sẽ cho cơ thể bạn đủ năng lượng để giúp bạn vượt qua ít nhất 8 giờ đầu tiên. Ảnh: Boldsky, Internet.  

Tạm đình chỉ PK Raffles Medical Hanoi... BN COVID-19 số 2229 khám: Giá cả, dịch vụ thế nào?

Sở Y tế Hà Nội đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động Phòng khám Raffles Medical Hanoi. Đây là nơi người đàn ông Nhật Bản mắc COVID-19 (bệnh nhân 2229) tới khám trước khi tử vong.

Ngày 17/2, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động Phòng khám Raffles Medical Hanoi, địa chỉ số 51 Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là nơi bệnh nhân 2229 là người đàn ông 54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, từng đến khám trước khi tử vong.

Khả năng ca bệnh người Nhật lây nhiễm Covid-19 tại Hà Nội là thấp

Giám đốc Sở Y tế cho rằng để điều tra nguồn lây ca bệnh người Nhật cần giải trình gene. Song, với những thông tin về thời gian và lịch trình, khả năng lây tại Hà Nội là thấp.
 
 

Tại phiên làm việc chiều 17/2 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế, đã đưa ra những nhận định ban đầu về nguồn lây của bệnh nhân 2229.

Đây là ca bệnh người Nhật Bản, phát hiện tử vong tại một khách sạn quận Tây Hồ ngày 13/2, đến ngày 14/2 thì có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Cần chờ kết quả giải trình tự gene

Theo ông Hiền, qua xét nghiệm bệnh nhân 2229 và 2 bệnh nhân 2234, 2240 (đều là F1 của bệnh nhân 2229) cho thấy, bệnh nhân 2229 có nồng độ virus cao nhất. Như vậy, các chuyên gia dịch tễ của Hà Nội nhận định, nguồn lây là từ bệnh nhân 2229 sang 2 bệnh nhân kia (nồng độ virus thấp hơn cho thấy thời gian lây nhiễm ít hơn).

3 bệnh nhân chỉ tiếp xúc với nhau vào ngày 2/2, sau khi bệnh nhân 2229 trở về Hà Nội vào ngày 1/2. Do đó, ông Hiền cho rằng, về logic, rất ít có khả năng ông này nhiễm Covid-19 từ Hà Nội vào ngày 1/2 rồi lây cho 2 người khác ngày 2/2.

Để củng cố thêm nhận định trên, ông Hiền cho hay Công ty Mitsui có một người đến TP Chí Linh (Hải Dương) ngày 13/1, đã lấy mẫu và gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm thì kết quả là không có cả kháng thể lẫn kháng nguyên, tức là người này chưa từng nhiễm bệnh.

Vì vậy, Sở Y tế TP nhận định là ít có khả năng bệnh nhân 2229 lây bệnh từ Hà Nội và vẫn phải chờ kết quả giải trình tự gene mới biết chính xác.

Kha nang ca benh nguoi Nhat lay nhiem Covid-19 tai Ha Noi la thap
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho rằng nguồn lây bệnh nhân 2229 ít có khả năng trong Hà Nội. Ảnh: T.T