Hà Nội chưa nhận thông báo về vụ khám xét với thành viên Tổ giúp việc, tài xế của Chủ tịch TP?

Ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nô%3ḅi, chiều 14-7 cho biết cán bộ của Thành ủy chưa nhận được văn bản nào liên quan đến việc Bô%3ḅ Công an khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của cán bộ tại Phòng thư ký biên tập, Tổ giúp việc TP Hà Nội và tài xế của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Chiều 14-7, bên lề buổi giao ban báo chí do Thành uỷ Hà Nội tổ chức, báo chí đã đặt nhiều câu hỏi với ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, về việc Bộ Công an khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của cán bộ tại Phòng thư ký biên tập, Tổ giúp việc TP Hà Nội và tài xế của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Về vấn đề này, ông Phạm Thanh Học cho biết mới chỉ nghe thông tin qua báo chí, hiện vụ việc đang được Cơ quan điều tra Bộ Công an thụ lý, điều tra. Cán bộ cấp thành ủy chưa có bất cứ một thông tin gì hay nhận được văn bản nào liên quan đến vụ việc, vì vậy tất cả phải chờ cơ quan điều tra.
Ha Noi chua nhan thong bao ve vu kham xet voi thanh vien To giup viec, tai xe cua Chu tich TP?
 Trụ sở UBND TP Hà Nội.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, ngày 13-7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 đối tượng, gồm: Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội), hiện công tác tại Phòng thư ký biên tập, Tổ giúp việc TP Hà Nội; Nguyễn Hoàng Trung (SN 1983, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), là tài xế của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; và Phạm Quang Dũng (SN 1983, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội). cùng về hành vi "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.
Hiện, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục làm rõ vụ việc theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 337 Bộ luật hình sự, người nào cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của bộ luật này, thì bị phạt 2-15 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm. 

Ai là người đứng đằng sau Nhật Cường?

(VietnamDaily) - Ngày 9/5, nhiều cửa hàng của Nhật Cường mobile bị cảnh sát khám xét. Cùng thời điểm, các cửa hàng khác của Nhật Cường cũng đóng cửa không rõ lý do.
 

Vụ việc gây bất ngờ cho dư luận bởi đây là một trong những nhà bán lẻ điện thoại nổi tiếng ở Việt Nam.
Nhật Cường mobile là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Công ty được đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 20/6/2001 do ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974) làm người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc và nắm tới 90% vốn doanh nghiệp này.

Nhật Cường Mobile từng dính nhiều "phốt" trước khi bị khám xét

(Vietnamdaily) - Bên cạnh tiêu chí tự nhận là đơn vị có giá bán điện thoại rẻ nhất thị trường và các mặt hàng luôn đảm bảo tốt nhất cho khách hàng song Nhật Cường Mobile vẫn dính rất nhiều phốt trên thị trường

Tự nhận là đơn vị “số 1 về iPhone”, mức giá sản phẩm tại Nhật Cường rất cạnh tranh, sản phẩm đa dạng với các loại máy từ mới đến, như mới (like new), cũ… Bên cạnh công tác bán hàng thì Nhật Cường còn có dịch vụ sửa chữa điện thoại lấy ngay, áp dụng với mọi thương hiệu. Theo khẳng định của Nhật Cường thì đơn vị này có thể xử lý được mọi vấn đề về màn hình, âm thanh, pin, sạc, kết nối và hỗ trợ cả máy ngấm nước.

Nói là vậy nhưng thực tế Nhật Cường Mobile cũng đã gặp khá nhiều lùm xùm, nhiều lần bị khách hàng phản ánh về dịch vụ, thái độ nhân viên cũng như chất lượng sản phẩm. 

Nhật Cường Mobile, ngân hàng MBBank và siêu xe Bentley, Lexus

(VietnamDaily) - MBBank là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường. Các giao dịch chủ yếu ở Chi nhánh Ba Đình, tài sản đảm bảo là nhiều xe sang như Bentley, LandRover, Lexus hay căn nhà rộng 694 m2 tại 151 Thuỵ Khê, Tây Hồ.

Dư luận gần đây đặc biệt quan tâm đến sự kiện hệ thống Nhật Cường mobile bị cơ quan công an khám xét và đóng cửa loạt showroom vào sáng 9/5/2019. Đến thời điểm này, nhiều cửa hàng Nhật Cường mobile vẫn chưa mở cửa trở lại, khiến nhiều khách hàng không khỏi lo lắng. 
Nhat Cuong Mobile, ngan hang MBBank va sieu xe Bentley, Lexus
Lực lượng chức năng khám xét cửa hàng Nhật Cường mobile hôm 9/5. Ảnh: VietQ. 
Nhật Cường mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, có trụ sở chính tại số 39 - 41 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Đại diện pháp luật là ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974). Ông Huy giữ chức danh là Tổng Giám đốc Nhật Cường mobile. Ngành nghề kinh doanh chính là Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
Năm 2001, vốn điều lệ của Nhật Cường là 5 tỷ đồng, sau 8 lần tăng vốn điều lệ, con số đã lên đến 38 tỷ đồng. Trong số đó, ông Bùi Quang Huy nắm đến 90% vốn. 
Bên cạnh chức vụ tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, ông Huy còn là chủ sở hữu, đồng thời là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software). Đây cũng được coi là "gà đẻ trứng vàng" của Nhật Cường khi "ôm trọn" nhiều dự án lớn về công nghệ ở Hà Nội như cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm Lưu trú trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp...
Để có thể trúng thầu những gói dịch vụ "khủng" này, Nhật Cường không thể không có vốn. Vì thế, câu hỏi ai đã "rót' vốn cho công ty này và có quan hệ mật thiết thế nào sau khi Nhật Cường mobile bị khám xét đã được rất nhiều người đặt ra.
 Thông tin trên Nhà đầu tư cho biết, quá trình hoạt động của Nhật Cường luôn có "bóng hình" của MBBank, đặc biệt là dòng vốn tín dụng của nhà băng này. Đồng thời, MBBank cũng là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường.
Nhat Cuong Mobile, ngan hang MBBank va sieu xe Bentley, Lexus-Hinh-2
 MBBank đã 8 năm đồng hành với Nhật Cường Mobile. Ảnh minh họa.