Hà Nội chủ động phòng chống virus Zika

Tuy Hà Nội chưa có ca bệnh nào, nhưng Sở Y tế Hà Nội và UBND các quận, huyện đã ký cam kết thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống virus Zika.

Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm virus Zika.
Tuy Hà Nội chưa có ca bệnh nào, nhưng do là địa bàn giao lưu, đi lại nhiều nên nguy cơ dịch bệnh này xâm nhập là lớn. Bởi vậy, Sở Y tế Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã đã ký cam kết thực hiện các biện pháp chủ động phòng dịch bệnh do virus Zika.
Xem video: Phóng sự Hà Nội chủ động phòng chống virus Zika (nguồn: VTV1)

Ám ảnh mương 'chết' thối um giữa Hà Nội khi virus Zika đã đến

"Ô nhiễm, nhiều muỗi thế này, dân chúng tôi càng sợ Zika", người dân ở Dốc Tam Đa (Thụy Khuê, Tây Hồ) lo sợ khi họ sống cạnh con mương ô nhiễm.

Con mương ô nhiễm này kéo dài gần 3km, mương Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) chạy từ dốc La Pho đến chợ Bưởi trước khi chảy ra sông Tô Lịch.

Sa thải phụ xe buýt tát nữ sinh thâm tím mặt

Đại diện đơn vị quản lý vận hành xe buýt Bảo Yến Bus đã sa thải phụ xe buýt tát nữ sinh thâm tím mặt.

Trao đổi với phóng viên sáng 9/4, ông Nguyễn Khoa Trường, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Công ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến (Bảo Yến Bus) cho biết, mới đây, lãnh đạo công ty đã có buổi họp cùng với phụ xe buýt Trần Văn Sang (SN 1979) ở Hà Nội. Sang chính là phụ xe buýt tát nữ sinh thâm tím mặt gây xôn xao dư luận.

VN không dùng chất nghi gây teo não trong nước sinh hoạt

(Kiến Thức) - Trong cuộc họp sáng nay, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, Việt Nam không sử dụng hóa chất Pyriproxyfen nghi gây dị tật teo não trong nước sinh hoạt, ăn uống.

Sáng nay (16/2) tại Văn phòng đáp ứng khẩn cấp (Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế) diễn ra cuộc họp nhằm cập nhật tình hình và bàn phương án ngăn chặn cũng như phòng bệnh virus Zika ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long trụ trì cuộc họp.

Tuy là bàn về ngăn chặn cũng như phòng bệnh do Virut Zika nhưng vấn đề được các thành viên quan tâm nhiều nhất là loại hóa chất có tên Pyriproxyfen, đang được sử dụng trong nước thải sinh hoạt. Đây là hóa chất mà trước đó, Brazil đã xử dụng và được các nhà khoa học “khoanh vùng” nghi là nguyên nhân dẫn đến vấn đề dị tật não ở trẻ sơ sinh.