Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào vành đai 1 từ tháng 7/2026

Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ 1/7/2026. 

Ngày 12/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành chỉ thị về các nhiệm vụ cấp bách nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chỉ thị yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để từ ngày 1/7/2026, không còn xe máy dùng nhiên liệu hóa thạch (xe xăng) lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Lộ trình tiếp theo được đặt ra như sau: Từ 1/1/2028 sẽ hạn chế ô tô cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch trong vành đai 1 và vành đai 2; Đến năm 2030, áp dụng quy định trên với toàn bộ phương tiện cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi vành đai 3.

Trước đó, Hà Nội cũng đã có nghị quyết về việc thí điểm vùng phát thải thấp (LEZ) tại một số khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm và Ba Đình (cũ) từ năm 2025.

anh1.jpg
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7/2026. Ảnh: N. Huyền

"Cần chính sách hỗ trợ người dân"

Trao đổi với VietNamNet, TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đánh giá đây là một quyết tâm cần thiết của Chính phủ nhằm giảm ô nhiễm.

"Với chỉ thị này, toàn bộ khu vực bên trong vành đai 1 có thể được coi là vùng phát thải thấp", ông Tùng nhận định.

Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng thời gian từ nay đến 1/7/2026 không còn nhiều. Do đó, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền và đặc biệt là tính toán phương án hỗ trợ người dân.

"Tôi nghĩ sẽ có tới hàng triệu xe máy phải chuyển đổi. Với số lượng lớn như vậy, chính quyền thành phố phải tính đến việc hỗ trợ người dân như thế nào?", ông Tùng đặt vấn đề.

Ông nhấn mạnh, bên cạnh các chương trình đổi xe của doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân.

Chuyên gia cũng lưu ý Hà Nội cần khẩn trương quy hoạch, lắp đặt các trạm sạc công cộng để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm an toàn.

Song song đó, việc phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông công cộng như metro, xe buýt điện là giải pháp căn cơ để giảm ô nhiễm và khuyến khích người dân từ bỏ phương tiện cá nhân.

vietnamnet.vn

Làm gì để Hà Nội cấm xe máy thành công?

Việc Hà Nội tìm cách hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm, nếu không đi kèm với khuyến khích giao thông xanh sẽ khó thành công.

TS Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) khẳng định, để giảm thiểu tác hại môi trường do các phương tiện giao thông gây ra, việc phân vùng hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm của Hà Nội là cần thiết.
Tuy nhiên, việc Hà Nội tìm cách hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm, nếu không đi kèm với khuyến khích giao thông xanh sẽ khó thành công.

Cấm xe ô tô tải vào thành phố Sầm Sơn từ 20h ngày 26/4

Theo kế hoạch, 20h ngày 26/4, tại quảng trường biển TP Sầm Sơn sẽ khai mạc Lễ hội du lịch biển mang chủ đề “Sầm Sơn - Khát vọng tỏa sáng”. Nhiều phương tiện và tuyến đường sẽ bị cấm để phục vụ Lễ hội.

Công an tỉnh Thanh Hoá vừa phát đi thông báo về việc điều tiết giao thông trong thời gian diễn ra Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2025.

Vì sao Đà Lạt cấm xe ngựa quanh hồ Xuân Hương?

UBND thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo cơ quan chức năng lắp đặt biển báo cấm hoạt động xe ngựa chở khách tham quan quanh bờ hồ Xuân Hương.

Ngày 26/2, UBND thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo cơ quan chức năng lắp đặt biển báo cấm hoạt động xe ngựa chở khách tham quan quanh bờ hồ Xuân Hương. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25/2.

Lý giải lệnh cấm này, lãnh đạo Đà Lạt cho biết, hoạt động vận chuyển khách bằng xe ngựa kéo tại hồ Xuân Hương, không đúng quy định của pháp luật, vì không đăng ký kinh doanh, không niêm yết giá, không hạch toán thu chi, không đóng thuế cơ quan nhà nước…

Hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Trên xe chở nhiều người nhưng chưa có giải pháp cảnh báo an toàn giao thông, giàn hàng dọc khi tham gia giao thông, gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông khác.

Được biết, hiện có 30 xe ngựa chở khách hoạt động tự phát từ nhiều năm qua, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan. Mỗi cuốc xe, chủ ngựa thu giá theo thỏa thuận với khách, từ 80.000 đến 100.000 đồng một người.

Vi sao Da Lat cam xe ngua quanh ho Xuan Huong?
 Đà Lạt cấm xe ngựa quanh hồ Xuân Hương từ ngày 25/2. Ảnh Internet

Có 2 hướng tuyến hoạt động, một hướng từ bãi đỗ Cách Mạng Tháng Tám đến bùng binh Nhà Văn hóa Lao động và ngược lại; Hướng thứ 2 từ bãi đỗ Cách Mạng Tháng Tám đến đầu đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Quốc Toản (bến du thuyền đạp vịt) và ngược lại.

Trước đó, thành phố Đà Lạt cũng đã cấm dịch vụ đạp vịt trên hồ Xuân Hương và du thuyền trên hồ Tuyền Lâm, được hình thành và tồn tại hơn 30 năm qua.