Góp ý về Phật lịch

Ngày chính xác để sang trang Phật lịch phải là sau ngày Phật Niết-bàn.

HỎI: Tôi là một Phật tử thường xuyên đọc và chiêm nghiệm các bài viết của báo Giác Ngộ. Nay tôi có một ý kiến nhỏ xin quý Báo lưu ý sửa lại năm Phật lịch (PL) trên trang bìa của Báo. Vì tôi thấy hiện nay PL đã là 2558, nhưng báo mình vẫn để năm PL là 2557. Nhân đây, tôi cũng xin gởi lời chúc sức khỏe, bình an đến tất cả quý thầy, quý Phật tử và toàn bộ nhân viên tòa soạn.
(HOA THIỆN, catminhdakla…@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Hoa Thiện thân mến!
Trước tiên, Báo Giác Ngộ chân thành tri ân sự quan tâm, lời chúc lành cũng như những góp ý thẳng thắn và chân tình của bạn. Tuy nhiên, đối với vấn đề PL, rất tiếc, việc bạn “thấy năm nay PL đã là 2558” là hoàn toàn chưa chính xác. Hiện nay PL vẫn là 2557.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Mấu chốt của vấn đề là PL bước sang năm mới không song hành cùng dương lịch. Dương lịch bước sang năm mới vào ngày 1-1 (dương lịch), còn PL bước sang năm mới liền sau ngày Đại lễ Vesak (16-4-âm lịch). Hiện nay ở vào thời điểm gần giữa tháng 3 (âm lịch), còn khoảng trên 30 ngày nữa mới đến Vesak, và khi ấy PL mới bước sang năm mới 2558.
Liên quan đến Phật lịch, có một vấn đề khác cần lưu tâm đó là PL được tính từ năm Phật Thích Ca nhập Niết-bàn. Vậy thì ngày chính xác để sang trang PL phải là sau ngày Phật Niết-bàn. Phật giáo Bắc truyền ghi nhận ngày Phật Niết-bàn là 15-2 (âm lịch). Phật giáo Nam truyền ghi nhận ngày Phật Niết-bàn là 15-4 (âm lịch), Đại lễ Vesak bao gồm cả ba sự kiện lịch sử Phật Thích Ca Đản sanh, Thành đạo và Niết-bàn.
Cho nên, việc sang trang PL liền sau ngày Vesak của Phật giáo thế giới hiện nay là căn cứ vào ngày Phật Niết-bàn theo Phật giáo Nam truyền.
Chúc bạn tinh tấn!

10 điều giúp bạn sống hạnh phúc

Lòng biết ơn giúp chúng ta có nhiều khả năng sống hạnh phúc và an lạc...

1. Hãy rộng lượng

Cầu siêu người chết đã lâu, họ có lợi gì không?

Cầu siêu cho người thân đã mất rất lâu rồi là chuyện bình thường và nên làm...

HỎI: Hiện nay tôi thấy một hiện tượng phổ biến là chùa chùa cầu siêu, nhà nhà cầu siêu, người người cầu siêu. Nhưng tôi được biết, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng sau khi chết thì thần thức liền tái sanh. Còn Phật giáo Phát triển cho rằng có thể trải qua tối đa là 49 ngày thì thần thức cũng theo nghiệp mà tái sanh vào lục đạo. Vậy thì sau 49 ngày hay người thân đã chết lâu rồi mà chúng ta cứ tổ chức lễ cầu siêu (giải oan-bạt độ-chẩn tế) để cho các vong linh ấy siêu thoát là sao? Họ có lợi ích gì không? Ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo là gì?