Góp vốn mở xưởng gỗ, anh phát hiện em gian lận hơn 3 tỷ

Tôi phát hiện toàn bộ máy móc sản xuất tại xưởng, em trai tôi mua với giá 5 tỷ đồng, nhưng sau đó lại hợp thức hoá đơn chứng từ thành 8 tỷ.

Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề gỗ. Từ bé, tôi đã được tiếp xúc với các mặt hàng đồ gỗ nên rất am hiểu các kiến thức ngành này.
 Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, tôi vận dụng tối đa kiến thức đã học vào ngành truyền thống của gia đình. Chính vì vậy, công việc kinh doanh sản xuất các sản phẩm gỗ của tôi ngày càng phát triển.
 Khi có ý định mở rộng xưởng sản xuất, tôi không đủ vốn nên rủ vợ chồng em trai cùng làm.
 Em trai tôi từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí về làm kĩ sư điện cho một công ty inox. Công việc của em ổn định nhưng lương không cao, nên em cũng muốn tìm cơ hội khởi nghiệp để khẳng định bản thân hơn.
 Sau khi nói chuyện và nghe kế hoạch của tôi, em trai rất phấn khởi, đồng ý ngay. Khi đó chúng tôi thống nhất: Tôi góp 70%, vợ chồng em trai góp 30% và cùng nhau làm việc trực tiếp tại xưởng.
 Tôi chịu trách nhiệm chính khâu sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm. Em trai chịu trách nhiệm mua sắm máy móc, thuê thợ gia công hoặc cá nhân tự lắp ráp tất cả thiết bị phục vụ cho sản xuất tại xưởng.
 Nửa năm đầu, anh em phối hợp với nhau rất ăn ý. Mọi kế hoạch kinh doanh đều được thảo luận và quyết định nhanh, hiệu quả. Công việc sản xuất êm xuôi chưa được bao lâu thì máy móc trong xưởng hỏng hóc liên tục, phải thuê thợ sửa rất nhiều lần.
 Mỗi lần sửa máy móc, tôi phát hiện em dâu thường kê khai chứng từ chênh lên gấp đôi so với số tiền sửa thực tế của thợ. Tôi biết nhưng nghĩ đó là em dâu mình nên chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng.
 Được vài hôm, chuyện gian lận lại xảy ra và số tiền ngày càng lớn. Món nào cũng được em dâu kê khai với số tiền rất vô lý. Căng thẳng tới đỉnh điểm là khi tôi phát hiện toàn bộ máy móc sản xuất tại xưởng, em trai tôi mua với giá 5 tỷ đồng nhưng sau đó lại hợp thức hoá đơn chứng từ thành 8 tỷ.
 Khi đó, tôi rất buồn nhưng vẫn quyết định ngồi lại nói chuyện với vợ chồng em trai, yêu cầu từ nay phải thay đổi.
Gop von mo xuong go, anh phat hien em gian lan hon 3 ty
 Ảnh minh họa
 Nào ngờ, vợ chồng em không chịu nhận lỗi còn tỏ thái độ cho rằng mình đã bỏ nhiều công sức, bỏ cả công việc ổn định về giúp đỡ anh. Không những thế vợ chồng em trai còn đi nói với họ hàng: Bây giờ xưởng sản xuất làm ăn đi lên, tôi cậy thế góp vốn nhiều chèn ép vợ chồng em để thu lợi nhuận cho riêng mình.
 Em dâu còn đánh tiếng với họ hàng nếu không chung vốn làm ăn nữa sẽ bắt tôi đền bù một khoản tiền vì tôi mà em trai mất việc làm ổn định ở công ty cũ.
 Đứng trước những điều trớ trêu đó, tôi rất sốc chỉ muốn làm rõ ràng mọi chuyện để mình không bị oan ức nhưng nghĩ lại đó là em trai và em dâu của mình, tôi không nỡ làm rùm beng lên, chỉ im lặng giải tán xưởng sản xuất và rút ra bài học cho mình: Anh em ruột không làm ăn chung thì còn anh em, làm chung xong không còn cái gì!

Góp cổ phần cho Sen Tài Thu, nhà đầu tư “ngậm trái đắng”

Với cam kết nhận về lợi nhuận 12%/năm, hơn 400 khách hàng đã “đầu tư” 1.021 tỷ đồng vào Công ty Sen Tài Thu, để rồi không ít người phải “khóc” do doanh nghiệp này đã mất khả năng chi trả.

Theo Báo Lao Động, bà Phạm Thị Hiền (73 tuổi, thường trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho rằng, sập bẫy đầu tư vào Tập đoàn Sen Tài Thu là bi kịch cuối cuộc đời bà.

Theo đó, hiện bà Hiền đứng tên 10 hợp đồng mua cổ phần của Tập đoàn Sen Tài Thu, với tổng số tiền là hơn 16 tỷ đồng.

Bà cho biết, ban đầu số tiền đầu tư chỉ là con số nhỏ. Tuy nhiên khi thấy được trả lãi đầy đủ, bà dồn cả gốc, lãi cộng thêm tiền bán nhà và huy động từ các con số tiền 16 tỷ đồng để mua cổ phần của Tập đoàn Sen Tài Thu. Số tiền đó gần như là toàn bộ tài sản của cả gia đình.

Bi kịch ập đến, Bà Hiền hiện đang điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 4, việc điều trị rất tốn kém nhưng không còn tiền, lại không dám xin con cái.

Gop co phan cho Sen Tai Thu, nha dau tu “ngam trai dang”
Giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần khi nhà đầu tư góp tiền vào Sen Tài Thu. Ảnh VTV 

Cũng trên Báo Lao Động, bà Trần Thị Hoà (75 tuổi, thường trú tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) sở hữu 6 hợp đồng mua cổ phần trị giá 1,75 tỷ đồng tại Tập đoàn Sen Tài Thu.

Khoản tiền đầu tư vốn trước đây là tiền tiết kiệm gửi tại một ngân hàng để dưỡng già, sau đó được nhân viên ngân hàng mời chào giới thiệu chuyển qua mua cổ phần tại Tập đoàn Sen Tài Thu.

Bà Hoà cho biết, bà đã bị nhân viên tư vấn sử dụng uy tín của bác sĩ Nguyễn Tài Thu để dụ dỗ, giới thiệu các cơ sở chăm sóc sức khoẻ đang làm ăn rất tốt. Lãi suất giới thiệu là 12%/năm, đây là mức lãi suất không phải cao quá, chỉ hơn ngân hàng một chút nên bà càng tin tưởng.

Bà Hoà cho biết thêm, sau khi nhận thông báo Tập đoàn Sen Tài Thu mất khả năng thanh khoản, nguy cơ mất trắng tiền đầu tư, bà vẫn chưa dám chia sẻ sự việc với con cháu trong gia đình hoặc bạn bè. Cuộc sống của bà đảo lộn hoàn toàn, nhiều đêm thức trắng, rơi vào trạng thái trầm cảm và suy nghĩ tiêu cực.

Theo VTV, sau một thời gian nhận được tiền lãi đầy đủ, đến đầu năm nay, nhiều người đã không còn nhận được cả gốc và lãi. Lãnh đạo doanh nghiệp tuyên bố, công ty không còn khả năng chi trả, hàng trăm khách hàng đứng trước nguy cơ mất tiền. Đối chiếu các chi tiết trong sự việc, luật sư cho rằng, hành vi của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu đã lộ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hơn 1.000 tỷ đồng của khách hàng biến mất vì công ty cho rằng tất cả nằm ngoài sự ghi nhận của doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền lên đến 13 con số, giờ chỉ còn hiện hữu trong những bản hợp đồng vô tri.hơn 1.000 tỷ đồng của khách hàng biến mất vì công ty cho rằng tất cả nằm ngoài sự ghi nhận của doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền lên đến 13 con số, giờ chỉ còn hiện hữu trong những bản hợp đồng vô tri.

"Khi chúng tôi lên gặp ban lãnh đạo mới, chúng tôi ghi âm lại được cuộc họp mà chính ban lãnh đạo mới cũng phải khẳng định rằng gửi vào đây là bị lừa rồi", nhà đầu tư của Công ty CP Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam đau đớn chia sẻ.

"Nếu bây giờ chúng tôi không đưa ra ánh sáng, các cơ quan nhà nước không vào cuộc, thì liệu còn bao nhiêu người bị lừa đảo nữa. Bao nhiêu gia đình còn khổ nữa?", một khách hàng của Tập đoàn Sen Tài Thu đặt câu hỏi.

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Thanh Sơn (Hội Luật gia Hà Nội) bày tỏ quan điểm: Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo bằng cách lấy tiền của người này trả lợi nhuận cho người khác. Để lôi kéo người tham gia, tổ chức thường đưa ra cam kết sẽ trả lãi cao cho người góp vốn. Sau một thời gian nhận được tiền lãi đầy đủ, đến đầu năm nay, nhiều nhà đầu tư đã không còn nhận được cả gốc và lãi từ Sen Tài Thu. Lãnh đạo doanh nghiệp tuyên bố, công ty không còn khả năng chi trả, hàng trăm khách hàng đứng trước nguy cơ mất tiền. Đối chiếu các chi tiết trong sự việc, luật sư cho rằng, hành vi của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu đã lộ rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Bà Lê Diệp Kiều Trang đánh tráo khái niệm “mua” và “góp vốn” dự án Avero?

Hình thức đầu tư gọi vốn cộng đồng - crowdfunding đang gây nhiều tranh cãi khi dự án "siêu xe" Superstrata của vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang thất bại.

Tài trợ, tặng vốn hay góp vốn?

Dự án sản xuất máy in 3D và dịch vụ phần mềm, dịch vụ sản xuất sản phẩm trên các máy in 3D sử dụng vật liệu polyme sợi carbon của Arevo Việt Nam - Công ty TNHH Arevo Việt Nam của ông Sonny Vũ (Vũ Xuân Sơn) và bà Lê Diệp Kiều Trang đã đóng cửa trước sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư. 

Lê Khánh Trình và loạt CEO lừa đảo bằng hình thức góp vốn đầu tư

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ án, vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động huy động vốn, hợp tác đầu tư kinh doanh… đã bị cơ quan Công an khởi tố, điều tra.

Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội vừa ra quyết định chuyển vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do ông Lê Khánh Trình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Trường Tiền Holdings thực hiện đến Công an TP HCM thụ lý, điều tra.
Trước đó cuối năm 2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Lê Khánh Trình để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các quyết định, lệnh trên được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.