Giám định viên “giật mình” vì chất lượng dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Đại diện cơ quan giám định tư pháp cho hay "giật mình" vì chất lượng công trình trọng điểm quốc gia này.

Chiều 25/11, phiên toà sơ thẩm vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đại diện cơ quan giám định tư pháp đã trả lời các thắc mắc về kết quả giám định, kết luận hậu quả thiệt hại của công trình là hơn 811 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, kết luận giám định tư pháp của Phân Viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải phía Nam, Bộ Giao thông Vận tải với các phân đoạn thuộc gói thầu số 1, số 2, số 3B, số 4, số 5, số 6 và số 7 thuộc giai đoạn 1 của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, xác định:
Dự án là công trình trọng điểm quốc gia, có chi phí đầu tư lớn (34.516 tỷ đồng được phê duyệt). Song quá trình thực hiện thi công, quản lý giám sát thi công xây dựng, từ Chủ đầu tư, Ban quàn lý dự án, Nhà thầu thi công, Nhà thầu tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.
Giam dinh vien “giat minh” vi chat luong du an cao toc Da Nang - Quang Ngai
Các bị cáo trong phiên toà xét xử vụ sai phạm tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nghe đại diện cơ quan giám định tư pháp (cầm micro, góc phải) giải thích. Ảnh chụp qua màn hình
Cụ thể, việc tổ chức thi công, nghiệm thu hạng mục, nghiệm thu công trình để đưa vào khai thác sử dụng không đúng tỷêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế như: Chiều dày lớp bê tông nhựa VTO/Novachip thu thập tại hiện trường rất nhiều vị trí không đảm bảo quy định, độ rỗng dư, hàm lượng nhựa, hệ số thấm không đạt yêu cầu;
Các lớp bê tông nhựa và đá dăm gia cố nhựa có hiện tượng bong tróc cốt liệu, lớp cấp phối đá dăm loại I và loại II tại các gói thầu có độ mài mòn, chỉ số dẻo không đạt yêu cầu;
Cường độ chịu tải của mặt đường không đảm bảo quy định, nhiều vị trí đo trên tuyến có hệ số rất thấp…
Kết luận giám định cũng nêu rõ, quá trình thi công, nghiệm thu, các đơn vị liên quan đã không thực hiện đo cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, đo hệ số thấm của lớp bê tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình sau khi thi công như tỷêu chuẩn số 211-2006, Chỉ dẫn kỹ thuật số 06200 của dự án quy định, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng hạng mục công trình xây dựng...
Đặc biệt, đối với hạng mục công trình có sử dụng vật liệu đá (cấp phối đá dăm, bê tông nhựa các loại), chất lượng kém đối với nguồn vật liệu đá của các mỏ đá Đà Sơn, Phước Tường, Hương Mao, Chu Lai, Hố Chuồn…
Tại toà, đại diện Viện KSND Hà Nội đã nêu lên các thắc mắc của nhiều bị cáo. Trong đó có các nội dung: việc hư hỏng chỉ mang tỷnh cục bộ mà cơ quan giám định lấy một đoạn đường để quy kết cho cả công trình; Cùng với đó là các ý kiến với kết luận như vậy, với phương pháp giám định có đảm bảo độ chính xác hay không. Ngoài ra còn có bị cáo nêu, tuyến đường này đã vận hành một thời gian rồi mới giám định, có chính xác, khách quan hay không?
Đại diện cơ quan giám định cho hay: Các bị cáo mới nhìn theo thí nghiệm, nghiệm thu để nói vậy, chứ chưa nhìn theo kiểu giám định. Cơ quan giám định đã căn cứ để đánh giá gồm: luật giám định tư pháp, quy trình quy phạm của các bộ ban ngành chọn điểm để đánh giá.
Đại diện giám định nói: Những thông số, những kết quả thí nghiệm đã loại trừ ảnh hưởng của thời gian.
Nhắc lại việc 1 số bị cáo thấy "giật mình vì kết luận giám định", đại diện này cho rằng, thời điểm cơ quan giám định tỷến hành trưng cầu giám định thì chưa biết con đường đó ở đâu. "Thế nói chúng tôi chỉ chọn điểm xấu là ở đâu", đại diện này nói.
Trong 7 gói thầu có rất nhiều đoạn công trình khác nhau. Cơ quan giám định đã đánh giá đúng văn bản của các bộ, ngành hướng dẫn.
Đại diện giám định lấy ví dụ việc công trình cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sử dụng các khối đá dăm. Khi có tài liệu về đá dăm thì có 4 loại khác nhau. "Vậy các anh có giật mình hay không. Bản thân tôi mới thấy giật mình", đại diện giám định cho hay.
Nếu nói về độ dính bám trên, cơ quan giám định khi giám định cho thấy, độ dính bám không có. "Đá trơ ra, không có một miếng nhựa nào dính với đá. Đáy bê tông nhựa bọc lót cũng thể hiện bóc nhựa, nhựa không dính vào đá", đại diện giám định đưa ra dẫn chứng bằng các hình ảnh cụ thể.
Các bị cáo ngồi quay sang chăm chú nhìn các hình ảnh này từ tay đại diện giám định.
Tiếp đó, nêu ra việc cơ quan giám định đã khoan nhiều hố trên tuyến đường hư hỏng song đều thấy rỗng, người đại diện tiếp tục hỏi: "Các anh có giật mình hay không. Các anh sẽ còn rất nhiều ngạc nhiên".
Toà tiếp với phần thẩm vấn.

11 dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam khi nào hoàn thành?

Trong tổng số 11 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (654km) đi qua 13 tỉnh, thành phố đang triển khai thi công, có dự án sắp đưa vào khai thác.

Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn (15,2) km có tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.607 tỷ đồng do Sở GTVT Ninh Bình làm chủ đầu tư, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến hoàn thành năm 2021.

Đến nay dự án đạt 95% khối lượng so với kế hoạch. Hiện nhà thầu thi công đang hoàn thiện các cầu, thi công các lớp bê tông nhựa mặt đường, đường gom, hệ thống an toàn giao thông. Dự kiến đến cuối tháng 12 tới dự án sẽ cơ bản hoàn thành theo tiến độ  đề ra.

Phiên xét xử vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi diễn ra trong 1 tháng

TAND TP Hà Nội quyết định, ngày 23/11 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Bị cáo trong vụ án là ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1975) và Lê Quang Hào (SN 1976) cùng là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở Dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi cùng 34 bị cáo khác.
Tất cả các bị cáo đều bị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 224, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.