Phiên xét xử vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi diễn ra trong 1 tháng

TAND TP Hà Nội quyết định, ngày 23/11 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Bị cáo trong vụ án là ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1975) và Lê Quang Hào (SN 1976) cùng là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở Dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi cùng 34 bị cáo khác.
Tất cả các bị cáo đều bị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 224, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một tháng, cả vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Hội đồng xét xử gồm 5 người (2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân) do Thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa. Ba kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.
Phien xet xu vu cao toc Da Nang - Quang Ngai dien ra trong 1 thang
 Ông Nguyễn Mạnh Hùng và Lê Quang Hào, hai cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được triệu tập tới phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự. Tòa cũng triệu tập gần 50 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hội đồng xét xử còn triệu tập đại diện Bộ Giao thông Vận tải, đại diện Hội đồng Kiểm tra công tác nghiệm thu nhà nước, những người giám định, người phiên dịch, người làm chứng và một số cá nhân khác có liên quan tại VEC. Có đến 63 luật sư đăng ký tham gia tố tụng.
Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng mức đầu tư trên 34.500 tỷ đồng và được thiết kế với tổng chiều dài gần 140 km. Giai đoạn 1 của dự án từ TP Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ, Quảng Nam, có tổng chiều dài 65 km gồm có 8 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 7 gói thầu thi công đường và một gói thầu chủ yếu thi công cầu. Giai đoạn 2 từ TP Tam Kỳ đến tỉnh Quảng Ngãi, dài hơn 72 km.
Quá trình triển khai, chủ đầu tư chọn một số nhà thầu Việt Nam để tham gia thi công như Cienco, Sông Đà, Thành An hay Trường Sơn…. Nhiều nhà thầu khác đến từ Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Dự án được khởi công ngày 19/5/2013, đến ngày 1/8/2017 hoàn thành thông xe, được đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn một - 65km từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Tam Kỳ; ngày 2/9/2018 hoàn thành thông xe, được đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn hai - 74,2km từ thành phố Tam Kỳ-thành phố Quảng Ngãi.
Mặc dù mới được đưa vào khai thác nhưng đoạn đường 65km đã có rất nhiều điểm hỏng biểu hiện trên mặt đường bêtông nhựa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông.
Kết luận giám định cho thấy chất lượng công trình xây dựng hoàn thành đối với tất cả 7 gói thầu (phần đường) thuộc giai đoạn một của dự án không đảm bảo chất lượng đúng như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án, như chiều dày lớp bêtông nhựa VTO/Novachip không đảm bảo quy định, độ rỗng dư, hàm lượng nhựa, hệ số thấm không đạt yêu cầu quy định; lớp bêtông nhựa hạt mịn thiếu chiều dày bình quân, độ rộng dư giao động rất lớn; các lớp bêtông nhựa và đá dăm gia cổ nhựa có hiện tượng bong tróc cốt liệu...
Trong quá trình thi công, nghiệm thu, các bên liên quan đã không thực hiện đo nghiệm thu cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, không đo hệ số thấm của lớp bêtông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình xây dựng sau khi thi công, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng hạng mục công trình xây dựng nhưng đã ký nghiệm thu, đề nghị đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Cáo trạng kết luận, VEC, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan không có phương án, biện pháp chỉ đạo cụ thể để rà soát, kiểm tra, loại bỏ vật liệu không đảm bảo chất lượng, dẫn đến cả 7 gói thầu đều sử dụng đá tại các mỏ này làm vật liệu sản xuất các lớp cấp phối đá dăm và bêtông nhựa các loại.
Mặc dù các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng nhưng chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã nghiệm thu, thanh toán hơn 811 tỷ đồng cho các đơn vị thi công dự án. Cơ quan tố tụng xác định đây là thiệt hại của vụ án.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ám ảnh cảnh ùn tắc trên cao tốc kết nối thành phố Hồ Chí Minh:

Nguồn: Truyền hình Long An.

Vì sao Phó tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt?

(Kiến Thức) - Tối 9/10, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) đã khởi tố ông Nguyễn Mạnh Hùng, cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

 

Theo Người phát ngôn Bộ Công an - thiếu tướng Tô Ân Xô, khi còn là Phó tổng giám đốc VEC, ông Hùng có nhiều sai phạm trong quá trình triển khai dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi.
"Ông Nguyễn Mạnh Hùng cùng 6 bị can khác bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", người phát ngôn của Bộ Công an cho hay.

Hành trình phá án: Hai tử tù luôn thấy linh hồn cô gái mình sát hại

Sau khi sát hại cô gái trẻ, hai nghi phạm luôn cảm thấy linh hồn cô gái về báo oán. Vụ án này đã được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Hai tu tu luon thay linh hon co gai minh sat hai
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 13h ngày 26/5/2009, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội nhận được tin báo của Công an huyện Mê Linh về việc, khoảng 7h sáng cùng ngày, người dân đi đánh cá đã phát hiện một xác người chết đang trong thời gian phân hủy tại cánh đồng Cùm, xóm Hòa Bình, thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh.
Hanh trinh pha an: Hai tu tu luon thay linh hon co gai minh sat hai-Hinh-2

Hiện trường phát hiện vụ việc tại một chuôm nước ngập bèo tây, khi người đánh cá vớt đám bèo đã bàng hoàng phát hiện một xác chết và lập tức báo cho Công an thị trấn Chi Đông.