Giải pháp “cứu cánh” chống covid-19 của taxi công nghệ

(Kiến Thức) - Trước sự ảnh hưởng của Covid-19 lên hoạt động sản xuất kinh doanh, các hãng ứng dụng gọi xe công nghệ tìm ra giải pháp cứu cánh cho mình. Becar, Grabcar lắp màng ngăn trong xe, GoViet đưa ra ý tưởng GoShield...

Covid-19 có nhiều diễn biến mới và phức tạp, tính tới thời điểm hiện tại việc khống chế dịch vẫn đang là một cuộc chiến chưa có hồi kết. Sự ảnh hưởng của Covid-19 lên các hoạt động sản xuất kinh doanh là dễ thấy. Đối với dịch vụ Taxi nói chung, Taxi công nghệ nói riêng cũng không ngoại lệ.

Nhằm chống dịch hiệu quả, phía cơ quan chức năng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân ít ra đường, không tụ tập và tránh chỗ đông người, trường hợp cần thiết thì cần giữ khoảng cách từ 2m trở lên. Cùng với đó rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngừng hoạt động hoặc cho phép nhân viên làm việc tại nhà...

Điều này dẫn tới, thời gian gần đây, taxi công nghệ giảm sút lượng khách lớn. Phần vì tình hình dịch bệnh phức tạp, phần vì khách hàng cảm thấy lo lắng khi sử dụng dịch vụ taxi.
Trước đó, trường hợp bệnh nhân dương tính với Covid-19 sử dụng dịch vụ grabbike đã dấy lên không ít lo ngại về khả năng lây nhiễm phát tán từ dịch vụ này, cũng như an toàn của tài xế trong mùa dịch.

Mặc dù ngay sau đó phía Grab cũng phản hồi đầy đủ, và phối hợp với cơ quan chức năng để khống chế và kiểm soát lây lan.

Giai phap “cuu canh” chong covid-19 cua taxi cong nghe
Ứng dụng gọi xe công nghệ Be lắp màng ngăn giữa tài xế và ghế sau dành cho khách. 

Đối với dịch vụ taxi mức độ nguy hiểm cao hơn đối với các dịch vụ vận chuyển khách khác như grabbike vì thời gian tiếp xúc với khách hàng trong không gian hẹp, kín lâu hơn.

Giải pháp "cứu cánh" chống covid-19 của taxi công nghệ được đưa ra như Becar, Grabcar lắp màng ngăn trong xe, GoViet đưa ra ý tưởng GoShield...

Mới đay, trước tình hình hiện tại của dịch bệnh, nhiều tài xế chạy xe công nghệ của Be được công ty này thử nghiệm làm màng ngăn giữa hai hàng ghế. Giải pháp này giúp phòng chống và giảm bớt nguy cơ lây nhiễm từ khách hàng đến tài xế, và ngược lại, giúp khách hàng có thể yên tâm hơn

Đại diện phía Be cho biết: Be đã tiên phong trong việc thực hiện màng ngăn để hạn chế phát tán dịch tiết đường hô hấp và tiếp xúc không cần thiết, đồng thời hỗ trợ tài xế bộ sản phẩm phun xịt khử khuẩn tiện dụng. Với bộ sản phẩm này, tài xế có thể chủ động vệ sinh xe mọi lúc mọi nơi, thay vì phải đi đến các địa điểm phun xịt tập trung, vốn bị hạn chế về không gian và thời gian.

Màng ngăn trong suốt ngày tạo nên một không gian ngăn cách nhất định giữa tài xế và khách hàng. Không gian phía ghế sau không bị ảnh hưởng nhiều, khách hàng vẫn giữ được tầm hình và vẫn có thể giao tiếp được với tài xế. 

Phía Be cũng cho biết thêm, từ ngày 20/3, Be cũng tài trợ toàn bộ chi phí làm màng ngăn cho các tài xế có nhu cầu và tìm đối tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc xe an toàn để thực hiện việc sát khuẩn xe. Dự kiến sẽ có 1.000 đối tác tài xế beCar ở Hà Nội và TP HCM được mời tham gia chương trình này.
Giai phap “cuu canh” chong covid-19 cua taxi cong nghe-Hinh-2
Grab cũng thử nghiệm lắp màng ngăn trên các đối tác của mình. 

Phía Grab cũng sẽ tiến hành lắp vách ngăn cho các xe đối tác đang hoạt động trong mảng grabcar.

Cùng với hai hãng Grab và Be, phía GoViet cũng thúc đẩy chương trình bảo vệ cho các tài xế của mình trước nguy cơ lây bệnh với sáng kiến GoShield. GoShield là sáng kiến cung cấp khẩu trang vải kháng khuẩn phòng chống dịch cho đối tác tài xế GoViet thông qua các máy bán hàng tự động. Theo đó, hàng nghìn đối tác tài xế GoViet sẽ được nhận miễn phí mỗi người 2 khẩu trang vải kháng khuẩn tại 10 điểm đặt máy bán hàng tự động ở Tp.HCM.
Giai phap “cuu canh” chong covid-19 cua taxi cong nghe-Hinh-3
Giải pháp GoShield của ứng dụng GoViet dành cho các tài xế là đối tác bới GoViet. 

Các giải pháp này tuy rất đơn giản nhưng lại đang là giải pháp cứu cánh chống Covid-19 giúp các hãng taxi công nghệ tiếp tục hoạt động, và khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ này.

Thực hư tác dụng của mũ phòng hộ chống Covid-19 ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, một món đồ được người dân tìm mua nhiều là chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, sản phẩm này còn “cháy hàng”.

Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam
 Không chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên kinh doanh mũ, thời trang, chiếc mũ phòng hộ chống Covid-19 này còn được rao bán rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hay được bán cả trên một số trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Chợ tốt,…
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-2
 Qua quảng cáo của người bán, mặc dù loại mũ này xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy không thể thay thế khẩu trang, nhưng có tác dụng giảm thiểu được sự lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc hoặc đến chỗ đông người, nhất là khi nói chuyện trực tiếp.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-3
 Sở dĩ có thể “cản” được tiếp xúc từ các giọt bắn khi giao tiếp bởi "mũ chống dịch" không đơn thuần có hình dáng, mẫu mã đa dạng như các loại nón thông thường. Phía trước mũ có gắn phần che chắn bảo hộ bằng nhựa trong suốt hướng xuống dưới, giúp che toàn bộ mặt người dùng.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-4
 Trong quá trình sử dụng chiếc mũ này có thể giặt sạch, còn tấm nhựa gắn phía trước chỉ cần sử dụng cồn hoặc nước rửa tay thông thường là có thể vệ sinh sạch sẽ. Mũ phòng hộ chống Covid-19 có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau, các loại cho người lớn và trẻ nhỏ, cho người dùng thoải mái chọn lựa.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-5
 Hiện tại, loại mũ này được chào bán với mức giá 200 - 250 nghìn đồng/chiếc, có nơi bán online chỉ với mức giá từ 80.000-100.000 đồng/chiếc. Trong khi, tại Hàn Quốc, sản phẩm này được bán với giá rẻ nhất là 16.000 won (tương 320 nghìn đồng).
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-6
 Với giá cả phải chăng, lại được đồn đoán giúp phòng chống Covid-19, trung bình có cửa hàng bán được cả trăm chiếc mỗi ngày. Vậy chiếc mũ này có thực sự chống được virus corona như lời đồn?
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-7
 Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, loại mũ này chỉ tăng cường lớp bảo vệ chứ không hoàn toàn thay thế được khẩu trang. Covid-19 chủ yếu lây lan qua đường giọt bắn khi tiếp xúc, trong khi mũ có tấm màn kính tỉ lệ giọt bắn đi vào đường hô hấp sẽ thấp hơn.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-8
 Những chiếc mũ có tấm nhựa mỏng che chắn này không thể bao quát toàn bộ cơ thể, chúng chỉ là công cụ bảo hộ hỗ trợ có tác dụng ngăn chặn được các giọt bắn. Điều đó tức là, khi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người khác, người dùng vẫn nên đeo khẩu trang, kết hợp với đội mũ để tránh lây nhiễm Covid-19.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-9
 Không nên cho rằng đội mũ này là an toàn và lạm dụng chúng, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản. Ngoài ra trong quá trình sử dụng mũ phòng hộ chống Covid-19 nên thường xuyên tháo rời để giặt, vệ sinh tấm nhựa bằng các dung dịch có tính sát khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Thuc hu tac dung cua mu phong ho chong Covid-19 o Viet Nam-Hinh-10
Người dân hoàn toàn có thể tự chế mũ chống Covid-19 cực kỳ tiết kiệm tại nhà bằng tấm nhựa mica trong suốt loại cứng. Dùng một miếng xốp và mút đệm để làm vòng đeo lên đầu, giúp tấm kính không áp sát quá vào mặt, nâng đỡ mũi, hạn chế hơi ẩm do hơi thở. 

Hệ thống loa truyền thanh đưa thông tin phòng dịch Covid-19

Từ đầu tháng 2/2020 đến nay, hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường đã trở thành một trong những kênh truyền thông góp phần quan trọng trong việc đưa thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 lan tỏa đến từng ngõ xóm, len lỏi tới mỗi gia đình.

He thong loa truyen thanh dua thong tin phong dich Covid-19
Trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã (Ảnh minh họa: Internet) 
Tuyên truyền chống dịch 4 lần mỗi ngày qua loa phường
 “Alo, mày nghe gì chưa con? Nay có thêm mấy trăm người cách ly rồi! Nhớ rửa tay nghe chưa!!!”, những đoạn hội thoại liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 như thế này đã dần trở nên quen thuộc với chị Phan Thanh Hòa, hiện đang sống tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Là một người trẻ đang sống ở Thủ đô, được tiếp xúc với nhiều phương thức truyền thông, thông tin hiện đại khác nên chị Thanh Hòa không mặn mà với các thông tin được cung cấp qua hệ thống đài truyền thanh xã phường. Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị, trong hơn một tháng gần đây, các loa truyền thanh đang là một kênh tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng dịch Covid-19 khá hiệu quả đối với người lớn tuổi.
“Với gia đình tôi, các thông tin liên quan đến dịch Covid-19 được phát hàng ngày trên loa truyền thanh phường như: Covid-19 là gì, các dấu hiệu nhiễm bệnh, rửa tay thế nào cho đúng, hotline của y tế phường…  được mẹ chồng và bố mẹ đẻ thường xuyên cập nhật, phổ biến cho mọi người qua các cuộc điện thoại đầu sáng và trong các bữa ăn”, chị Thanh Hòa chia sẻ.
Là một người dân Vĩnh Phúc, địa phương thời gian qua vừa là tâm dịch Covid-19 khi có tới 11/16 ca nhiễm, ông Nghiêm Xuân Khôi, Bí thư chi bộ Tổ dân phố Hồ Xuân Hương, thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường cho biết, thông tin về dịch Covid-19 được tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã với tần suất dày đặc.
Cụ thể, theo ông Nghiêm Xuân Khôi, tại khu phố Hồ Xuân Hương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đài truyền thanh huyện tiếp sóng phát 4 lần/ ngày, hệ thống loa phát thanh đọc bản tin 5 lần/ ngày. Ngoài ra, các khu phố còn thành lập tổ công tác đi tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 đến từng nhà, kết hợp với công tác đo thân nhiệt và hướng dẫn người dân cách vệ sinh phòng dịch.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã.
Bộ TT&TT đã sử dụng công nghệ AI chuyển thể từ văn bản sang âm thanh để tuyên truyền, hướng dẫn người dân "đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19)"
Dùng công nghệ AI trong các bản tin chống dịch
 Từ khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/2020, các tài liệu, cẩm nang, tư liệu phát thanh về bệnh dịch, hướng dẫn người dân tự bảo vệ trước nguy cơ bệnh dịch lây lan đã được Cục Thông tin cơ sở thuộc Bộ chuyển đến các địa phương để phân phát, phổ biến cho người dân, cũng như phát tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của các quận/ huyện, phường/ xã của các địa phương trong cả nước.“Cục Thông tin cơ sở đã liên tục phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế để lấy tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tuyên truyền trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở”, Bộ TT&TT cho hay.
 Tổng hợp từ thông tin của các Sở TT&TT tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT cho hay, tại các địa phương, các Sở TT&TT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục cập nhật các thông điệp truyền thông, các tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch để thông tin kịp thời chính xác về tình hình dịch bệnh để không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, không gây hoang mang trong nhân dân; khuyến cáo người dân không nên mua sắm, tích trữ ồ ạt khẩu trang y tế, nước rửa tay…
 Các Sở TT&TT địa phương cũng đều đã hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, nhiều Sở TT&TT đã gửi 4 file âm thanh sử dụng công nghệ AI đọc tự động được chuyển thể từ bản text sang file âm thanh đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, các cơ quan, đơn vị và hệ thống đài truyền thanh cấp xã - nơi các địa phương chưa có người đọc kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
 Bốn file âm thanh nêu trên tập trung phổ biến đến người dân những thông tin cần thiết liên quan đến phòng dịch Covid-19 như: Đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19) đối với người dân tại cộng đồng; Cẩm nang hỏi đáp thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; Hướng dẫn quy trình rửa tay; Các khuyến cáo của Bộ y tế đối với người dân để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
 Bên cạnh đó, theo Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT, các địa phương cũng đã triển khai nhiều hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 như: Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; thành lập Tổ công tác xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; Phối hợp với sở, ngành liên quan như Sở Công an và Thanh tra Sở Y tế rà soát, kiểm tra thông tin mạng.