Giải mã chiến lược “Hợp tung liên hoành” thời Chiến Quốc

(Kiến Thức) - Thời Chiến Quốc, các chiến lược gia đưa ra chiến lược liên minh, hợp sức tài tình, điển hình nhất là chiến lược “Hợp tung liên hoành”. 

Thời Chiến Quốc (năm 475 - 221 trước công nguyên) cách đây hơn 2400 năm, các chiến lược gia đã đưa ra chiến lược liên minh hợp thành sức mạnh chống lại những nước hùng mạnh hơn. Nổi bật nhất là chiến lược "Hợp tung liên hoành” của hai chiến lược gia Tô Tần và Trương Nghi. Tới nay tư tưởng chiến lược này vẫn được các nước vận dụng. Châu Á - Thái Bình Dương hiện cũng thể hiện bố cục chiến lược này.
Thời Đông Chu (770 – 256 trước công nguyên), Trung Quốc cổ chia thành nhiều nước, vì vậy sử sách gọi là “Đông Chu liệt quốc”, trong đó thời kỳ từ năm 475 - 221 trước công nguyên, chiến tranh liên miên giữa các nước, nên sử sách gọi là thời kỳ Chiến Quốc. Các nước đều nhỏ yếu, tiềm lực có hạn, vì vậy, các nước liên minh với nhau hợp sức chống lại nước lớn hơn. Vì vậy, các chiến lược gia thời đó đưa ra chiến lược liên minh, hợp sức lại với nhau điển hình nhất là chiến lược “Hợp tung liên hoành” gắn với tên tuổi của hai chiến lược gia Tô Tần và Trương Nghi.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 
Sử sách chép rằng, Quỷ Cốc Tử mở trường dạy về thuật trị nước. Học trò của ông lúc đầu có mấy người là Tôn Tẫn, người nước Tề, Bàng Quyên người nước Ngụy, Trương Nghi và Tô Tần là người Lạc Dương. Sau khi học xong, Trương Nghi và Tô Tần phò tá cho hai nước khác nhau và ở hai chiến tuyến đối lập nhau.
Tô Tần, khi còn nhỏ, nhà nghèo, bị mọi người coi thường. Khi vua nước Yên chiêu mộ người hiền tài, Tô Tần sang phò tá vua nước Yên và được vua nước Yên là Thiệu Vương tín nhiệm. Tô Tần liền hiến kế sách cho vua nước Yên làm thế nào để trả thù nước Tề đã ức hiếp nước Yên thời gian qua và làm thế nào cho nước Yên hùng mạnh bình định được thiên hạ. Tô Tần cho rằng hiện nước Yên yếu, muốn hùng mạnh phải liên minh chinh phạt nước Tần.
Tô Tần được vua nước Yên phái đi du thuyết vua các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Tề cùng với nước Yên liên minh với nhau hình thành trận tuyến theo chiều sâu từ bắc xuống nam gọi là “Hợp tung” do vua nước Sở là Sở Hoài Vương đứng đầu để chống lại nước Tần đang hùng mạnh và Tô Tần được phong là “Thừa tướng” của 5 nước. Năm 318 trước công nguyên, liên quân 5 nước do vua nước Sở khi đó là Sở Hoài Vương đứng đầu tấn công và đánh đại bại quân Tần. Nhưng sau đó liên quân 5 nước lại bị quân Tần phản công đánh bại ở Hàm Cốc Quan.
Trong khi đó, người bạn cùng lớp của Tô Tần là Trương Nghi, người nước Ngụy lại sang phò tá vua Tần. Khi thấy Tô Tần thực hiện “Chiến lược hợp tung” để tấn công nước Tần, Trương Nghi thuyết phục vua Tần cần phải hình thành liên minh với các nước như Tề, Yên, Triệu, Vệ, Hàn để lập một phòng tuyến theo hàng ngang kéo dài từ đông sang tây gọi là “Liên hoành” nhằm phá thế “Hợp tung” của Tô Tần. Vua Tần khi đó là Tần Huệ Vương tán thưởng và cử Trương Nghi đi du thuyết các nước trên, từ đó hình thành thế trận “Liên hoành” chống lại thế “Hợp tung” của Tô Tần. Cuối cùng, Tần phản kích và đánh bại liên quân 5 nước ở Hàm Cốc Quan, bắt sống tướng Thân Sai, là tổng chỉ huy và tiêu diệt 82.000 quân liên minh, từ đó phá tan “Hợp tung” của Tô Tần. Nước Tần từng bước hùng mạnh mà sau này khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi đã từng bước thôn tính các nước lập ra Nhà Tần (năm 221 – 206 trước công nguyên).

10 “thiên đường ngầm'” quyến rũ nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Là đất nước có địa hình phức tạp, Việt Nam đã được thiên nhiên ban tặng cho nhiều "thiên đường ngầm" - những hang động có vẻ đẹp quyến rũ mê hồn.

Động Hương Tích là một hang động kì vĩ nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức cách trung tâm Hà Nội gần 70km về phía Tây Nam. Động được phát hiện ra từ rất lâu nhưng đến đời vua Lê thế kỷ 15 mới dùng để thờ Phật. Trong động có chùa, cổng chùa bằng đá, được xây dựng vào năm 1914. Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên nhiên, Chùa động còn có những công trình điêu khắc cổ có giá trị. Năm 1770, chúa Trịnh Sâm từng thăm quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam.
Động Hương Tích là một hang động kì vĩ nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức cách trung tâm Hà Nội gần 70km về phía Tây Nam. Động được phát hiện ra từ rất lâu nhưng đến đời vua Lê thế kỷ 15 mới dùng để thờ Phật. Trong động có chùa, cổng chùa bằng đá, được xây dựng vào năm 1914. Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên nhiên, Chùa động còn có những công trình điêu khắc cổ có giá trị. Năm 1770, chúa Trịnh Sâm từng thăm quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam. 

Chiêu làm đẹp không phẫu thuật thẩm mỹ của gái Việt xưa

(Kiến Thức) - Để có vòng một căng đầy mà không cần dao kéo, phụ nữ Việt xưa có nhiều bí quyết khác nhau...

Cung đình Huế xưa có cả một công nghệ chế tạo mỹ phẩm cho các bà hoàng, cung phi... và hầu hết đều làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Ví dụ như sáp môi được làm từ sáp ong loại tốt, thường là sáp ong ruồi, đem nấu chảy, trộn thêm dầu ô liu rồi lọc vài lần qua các lớp sa, sau đó trộn với màu ưa thích như hồng, cánh sen, hổ hoàng nhồi đều. Son này được các bà dùng bôi lên môi tạo độ bóng tự nhiên, làm môi mềm, lâu phai màu.
 Cung đình Huế xưa có cả một công nghệ chế tạo mỹ phẩm cho các bà hoàng, cung phi... và hầu hết đều làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Ví dụ như sáp môi được làm từ sáp ong loại tốt, thường là sáp ong ruồi, đem nấu chảy, trộn thêm dầu ô liu rồi lọc vài lần qua các lớp sa, sau đó trộn với màu ưa thích như hồng, cánh sen, hổ hoàng nhồi đều. Son này được các bà dùng bôi lên môi tạo độ bóng tự nhiên, làm môi mềm, lâu phai màu.