Giải mã bí ẩn về di nguyện cuối đời của Gia Cát Lượng

Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng yêu cầu bốn binh sĩ khiêng quan tài của mình, đi mãi về phía nam, đến khi dây thừng đứt thì hạ táng. Vì sao một bậc quân sư lỗi lạc như ông lại đưa ra mệnh lệnh kỳ quái này?

Giai ma bi an ve di nguyen cuoi doi cua Gia Cat Luong

Ảnh minh họa.

Từ khi rời lều tranh theo Lưu Bị, Gia Cát Lượng luôn là trụ cột quan trọng của nhà Thục Hán. Ông từng bày mưu lập đại công trong trận Xích Bích, sáu lần Bắc phạt đầy gian nan, cuối cùng kiệt sức mà qua đời tại Ngũ Trượng Nguyên khi mới 54 tuổi. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông để lại một di chúc giản dị nhưng đầy bí ẩn: "Không dựng lăng mộ xa hoa, không tùy táng vàng bạc châu báu, chỉ cần bốn binh sĩ khiêng quan tài đi về nam, đến khi dây thừng đứt thì dừng lại và an táng."

Theo dân gian truyền lại, bốn binh sĩ bắt đầu hành trình khiêng quan tài từ Ngũ Trượng Nguyên. Họ băng qua núi non hiểm trở, ngày đêm không ngừng nghỉ, nhưng dù đã kiệt sức, dây thừng vẫn không hề có dấu hiệu đứt. Khi đến Định Quân Sơn, họ không thể chịu đựng thêm, buộc phải đặt quan tài xuống để nghỉ ngơi. Ngay khoảnh khắc quan tài vừa chạm đất, điều kỳ diệu đã xảy ra: dây thừng bất ngờ đứt tung! Càng kinh ngạc hơn, đỉnh núi phía sau đột nhiên rung chuyển rồi đổ sập, đất đá trút xuống, chôn vùi hoàn toàn quan tài của Gia Cát Lượng. Bốn binh sĩ cũng bị vùi lấp, không ai sống sót.

Câu chuyện này càng khiến hậu thế thêm phần hoang mang: "Phải chăng Gia Cát Lượng đã tiên đoán trước mọi việc? Vì sao sự trùng hợp này lại xảy ra ngay khoảnh khắc quan tài đặt xuống? Và liệu đây có phải là lý do khiến hàng nghìn năm qua, không ai có thể tìm thấy phần mộ thực sự của ông?"

Thực tế, các nhà sử học cho rằng Gia Cát Lượng lựa chọn hình thức "mật táng" – một phương pháp chôn cất bí mật để tránh bị kẻ thù đào trộm mộ. Ông không phải là người duy nhất thực hiện điều này, bởi nhiều năm sau, đại kình địch của ông là Tư Mã Ý cũng chọn cách mai táng tương tự với di chúc: "Không dựng bia, không khắc chữ."

Có thể thấy, dù trong cuộc đời hay sau khi mất, Gia Cát Lượng vẫn luôn khiến hậu thế phải trầm trồ vì những quyết định đầy bí ẩn của mình. Liệu ngôi mộ thực sự của ông có mãi mãi là một ẩn số? Hay một ngày nào đó, sự thật sẽ được khai quật? Bí ẩn này vẫn đang chờ hậu thế giải mã… 

Sau 8/3: 3 tuổi trúng số đổi đời, giàu nhất số 2

Tử vi dự báo, từ sau ngày 8/3, có 3 con giáp sẽ gặt hái nhiều may mắn, giàu có hơn người.

Sau 8/3: 3 tuoi trung so doi doi, giau nhat so 2

Tuổi Dần: Dần là con giáp giàu nghị lực, ý chí. Sau 8/3 họ có thể nói là như "cá gặp nước", tính tình thoải mái, dễ chịu. Sau ngày này bạn được Tài tinh và Tán tài chiếu mệnh nên mọi việc suôn sẻ.

Gia Cát Lượng thống lĩnh 10 vạn đại quân bỗng thất bại vì...

Trong cuộc Bắc phạt lần thứ nhất, quân Thục để mất Nhai Đình, người bị tội là Mã Tốc, nhưng Gia Cát Lượng lại chủ động nhận trách nhiệm về mình rồi xin giáng ba cấp từ Thừa tướng xuống làm Hữu tướng quân.

Mùa xuân năm 228, Gia Cát Lượng thống lĩnh 10 vạn đại quân xuất phát từ Hán Trung đi về hướng Bắc để chinh phạt Ngụy lần thứ nhất. Gia Cát Lượng quyết định xuất quân ở Kỳ Sơn, trần đầu đánh chiếm Lũng Hữu, trận tiếp theo sẽ đánh chiếm Quan Trung, đánh chắc, thắng chắc. Ông loan tin rằng đại quân của Thục sắp sửa theo đường hẻm Tà Cốc đánh vào My Thành, đồng thời cử Triệu Vân, Đặng Chi đem một bộ phận binh lục đi chiếm Kỳ Cốc và làm ra vẻ như muốn đi theo đường Tà Cốc để tiến lên phía Bắc, nhằm thu hút sự chú ý của quân Tào, trong khi đó Gia Cát Lượng tự mình dẫn quân chủ lực tiến phát theo đường Kỳ Sơn về hướng Tây Bắc.

Với khí thế đang lên, quân Thục nhanh chóng phá được nhiều điểm kháng cự của quân Tào Ngụy và tiến ra Thiên Thủy. Quân Thục đã đánh bại nhiều viên tướng của Ngụy như Tào Chân, Tào Thuần. Họ còn có ý định liên kết với hàng tướng của Ngụy là Mạnh Đạt cùng nhau hội ứng tấn công. Về phía quân Tào, họ không thể ngờ rằng Thục Hán nhỏ bé lại có thể dám đánh Ngụy nên ở phía Lũng Hữu không hề bố trí quân đội phòng ngự. Quân Thục xuất quân từ Kỳ Sơn, thế như chẻ tre, nhanh chóng chiếm được ba quận thuộc đất Lũng Hữu là Thiên Thủy, Nam An, An Định, dụ hàng được danh tướng Ngụy là Khương Duy gây xôn xao cả miền Quan Trung.