Giải bí ẩn những người xây dựng bãi đá cổ Stonehenge

(Kiến Thức) - Theo kết quả nghiên cứu mới, những người xây dựng bãi đá cổ Stonehenge không phải là nô lệ mà là công nhân được trả công bằng sữa và thịt.

Thông qua kiểm tra, phân tích những mảnh gốm được tìm thấy tại bãi đá cổ Stonehenge, các chuyên gia phát hiện các thùng chứa sữa chua, pho mát và sữa. Xương lợn và bò cũng được phát hiện tại đây cho thấy những người xây dựng bãi đá cổ Stonehenge đã có những bữa ăn khá thịnh soạn. Các chuyên gia nhận định những thực phẩm trên chỉ được ăn vào một số dịp lễ đặc biệt.
Nghiên cứu sâu của Đại học Sheffield hé lộ người dân thời đó tiêu thụ lượng lớn thịt lợn và chủ yếu diễn ra vào mùa Thu và mùa Đông. Các chuyên gia cũng tin rằng, người Anh cổ xưa ưa thích thịt luộc và thịt nướng.
Thêm vào đó, các chuyên gia phân tích xương các động vật trên và phát hiện chúng được đưa đến từ những địa điểm nằm cách xa cấu trúc đá vòng tiền sử Stonehenge như Cornwall, Wales và miền Bắc nước Anh.
Giai bi an nhung nguoi xay dung bai da co Stonehenge
 Những công nhân xây dựng bãi đá cổ Stonehenge được trả công bằng sữa và thịt.
Khám phá bất ngờ trên được phát hiện tại khu Durrington Walls, cách bãi đá cổ Stonehenge 2,7 km. Đây cũng là nơi tồn tại một ngôi làng - nơi những người thợ xây dựng bãi đá cổ Stonehenge sống vào khoảng năm 2500 TCN.
Các chuyên gia tin rằng, khu Durrington Walls và bãi đá cổ Stonehenge được xây dựng thành một quần thể và được nối với nhau bằng một con đường dài.
Durrington là nơi sinh sống và ăn uống của những người thợ. Trong khi đó, bãi đá cổ Stonehenge trái ngược hoàn toàn. Theo đó, các chuyên gia khai quật được hơn 50.000 mẩu xương được hỏa táng thuộc về 63 cá nhân đã được chôn tại Stonehenge.

Hé lộ những cái nhất độc đáo của vua chúa TQ

(Kiến Thức) - Hoàng đế sống thọ nhất, đế vương đa tình nhất... là những cái nhất độc đáo của vua chúa Trung Quốc.

He lo nhung cai nhat doc dao cua vua chua Trung Quoc
Triệu Đà, tức Triệu Vũ Đế - vị hoàng đế đầu tiên của của nhà Triệu nước Nam Việt. Triệu Đà là hoàng đế sống thọ nhất lịch sử vua chúa Trung Quốc. Theo các tài liệu lịch sử, Triệu Đà sống tới 121 tuổi, tại vị gần 70 năm. Do sống thọ nên Triệu Đà truyền ngôi cho cháu là Triệu Văn Đế mà không truyền cho con. 

Giải mã "cây đa bóp cổ" kỳ lạ ở Lam Kinh

(Kiến Thức) - Cây đa "bóp cổ" ở Lam Kinh được gọi bằng cái tên thú vị là "cây Đa ôm cây Thị", xuất phát từ câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Giai ma
 Trong khuôn viên khu di tích Lam Kinh - khu kinh thành được xây dựng nơi phát tích của nhà Hậu Lê ở Thanh Hóa - có một cây đa cổ thụ rất đặc biệt, được người dân gọi là cây đa Lam Kinh hay .