Già về nghỉ hưu và hội chứng kể công bùng phát

Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa, chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, thậm chí tìm việc làm.

Chào chị Hạnh Dung,
Vợ chồng tôi đã bước sang giai đoạn “về già”, vợ tôi nghỉ hưu, tôi cũng chuẩn bị nghỉ. Tuổi tác sức khỏe chưa có vấn đề gì lớn, nhưng tâm lý thì thay đổi rõ rệt. Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa (sao mà bà ấy nhớ vanh vách không sót chi tiết nào!), chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm, bà ấy đều kể lể như chỉ có bà ấy có công lao với con cái. Tôi nghe mà nhức đầu, rối óc, các con thì ngán ngẩm, tìm cớ bỏ đi ngay khi mẹ bắt đầu “mở máy”.
Tôi chịu trận một vài lần, góp ý thì bà ấy hờn trách nặng nhẹ, nói trong nhà giờ không ai coi bà ấy ra gì. Tôi lại là người nghiêm túc, nhiều khi bà ấy nhớ sai, kể quá lên, không nhịn được, tôi điều chỉnh cho đúng. Vì thế, vợ chồng nói qua nói lại đâm ra cãi vã, không khí nặng nề. Bà ấy không chỉ kể lể trong nhà mà còn buôn dưa lê điện thoại với bạn bè, ai đến nhà chơi là túm lấy nói không dứt.
Em trai tôi không rõ thực hư, còn trách tôi: “Anh chỉ lo công việc cơ quan, sướng cả đời, vợ chăm con cái trong ngoài, không biết ơn chị thì thôi, còn kêu ca gì nữa!”. Tôi không biết làm sao để vợ tôi khỏi căn bệnh “kể công” này. Chẳng lẽ tôi phải bớt… có mặt ở nhà, để khỏi phải ngày nào cũng nghe những công trạng của bà ấy...
Nguyễn Thành (TP.HCM)
Gia ve nghi huu va hoi chung ke cong bung phat
Ảnh mang tính minh họa: Internet 
Anh Nguyễn Thành kính mến,
Anh đừng chọn giải pháp “bớt có mặt ở nhà”, một là vì nếu không về nhà, đi đâu linh tinh bên ngoài cũng không tốt, mặt khác quan trọng hơn, là nếu anh không về nhà, chị nói không có người nghe tất nhiên không nói, nhưng sẽ dồn lại, lúc có anh sẽ nói nhiều hơn! Giải pháp anh nghĩ chỉ là phần ngọn, cái gốc của vấn đề vẫn không giải quyết được.
Việc thay đổi tâm lý, tính cách sau khi nghỉ hưu là chuyện có thật. Anh cần hiểu đây là một giai đoạn khó khăn với chị, cần giúp chị vượt qua. Có thể vì có nhu cầu ôn lại chuyện cũ, chị mới sinh kể lể theo kiểu “độc thoại”, mà cách này thì dễ tự thêm bớt, phụ nữ lại hay “vơ vào”, nói mãi những chuyện mình đã làm được, khiến người nghe phát chán. Anh nên chủ động giúp chị chuyển sang kể chuyện theo kiểu “đối thoại”, nhắc chị việc nào là cố gắng của con, việc nào mình có đóng góp...
Không phải nói kiểu tranh công, chỉ trích, mà là bổ sung cho những kỷ niệm của gia đình tròn vẹn hơn. Chắc chắn lúc này trong tâm lý của chị đang có một mặc cảm tự ti nào đó về vai trò của mình trong gia đình, khi các con đã đi làm, anh đang đương chức, còn chị lại thành người “ở không”, nên chị mới có nhu cầu kể lể công lao đóng góp như để khẳng định lại vị trí của mình. Vì vậy, nếu anh và các con biết khéo léo đề cao vai trò của chị, có sự quan tâm tôn trọng, chị sẽ bớt dần triệu chứng “kể công” này.
Mặt khác, khi nghỉ hưu, vai trò xã hội phần nào giảm sút, để bù đắp lại, chị cần những sinh hoạt xã hội khác, như tham gia nhóm tập thể dục, câu lạc bộ hưu trí, làm từ thiện, đi du lịch đây đó, thăm bà con bạn bè... Nếu không phải ru rú trong nhà lo chuyện cơm nước, chị sẽ thấy thoải mái hơn, có nhiều chuyện để nói hơn, không có thời gian nhìn lại mãi, nhớ mãi những đóng góp xưa cũ của mình cho chồng con. Được vậy, bệnh “kể công” chắc chắn sẽ chóng qua. Mong anh tìm đúng phương thuốc điều trị, giúp chị được thực sự nghỉ ngơi trong sự chăm sóc của gia đình.
Mời quý độc giả xem video hài hước về ngoại tình (nguồn Youtube):

9 thực phẩm thần thánh giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng mà không bị “rạch"

“Bà bầu ăn gì để dễ sinh thường?” là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu mang thai tháng cuối đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

Dứa
Dứa luôn là thực phẩm đứng đầu danh sách “ăn gì để dễ sinh thường?” bởi trong dứa có chứa bromelain – một chất có tác dụng làm mềm tử cung. Khi ăn dứa vào cuối thai kỳ, tử cung sẽ xuất hiện các cơn co thắt nhiều hơn, từ đó giúp mẹ chuyển dạ nhanh chóng hơn.

Khám phá bộ phận có chức năng bảo mật trên cơ thể bạn

(Kiến Thức) - Bộ phận cơ thể nào có chức năng bảo mật ngoài vân tay và mắt? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ.

Bảo mật vân tay và bảo mật bằng mắt đã là những phương pháp bảo mật rất phổ biến hiện nay. Mặc dù vậy, những phương pháp này vẫn luôn có một điểm yếu đó là hoàn toàn có thể sử dụng một dấu vân tay hoặc mắt giả để thâm nhập xuyên qua hàng rào bảo mật. Vậy, tương lai cho ngành bảo mật là gì? Còn bộ phận cơ thể nào có chức năng bảo mật an toàn hơn mắt và vân tay?
Câu trả lời là vân lưỡi. Cấu tạo bề mặt của lưỡi cũng bao gồm các vân giống như ở ngón tay và các nhà khoa học khẳng định vân lưỡi của mỗi người là hoàn toàn khác nhau và có tính cá nhân cao giống với vân tay vậy. Công nghệ quét vân lưỡi được các nhà khoa học nhận định cũng sẽ đơn giản như quét vân tay mặc dù bản thân những nhà khoa học này cũng cho rằng phương pháp quét vân lưỡi sẽ khá là mất vệ sinh.