“Gia tài” của vua truyện trinh thám Việt Nam

Giới nghiên cứu cho rằng Vết tay trên trần xuất bản năm 1936 là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại, và tác giả cuốn tiểu thuyết là nhà văn Phạm Cao Củng chính là “Vua truyện trinh thám Việt Nam”.
 
 

Nhà văn Phạm Cao Củng sinh năm 1913 tại Nam Định. Nhà văn khởi nghiệp bằng cách viết truyện trinh thám, kiếm hiệp, mạo hiểm kỳ tình... Năm 1936, ông cho in truyện Vết tay trên trần. Giới văn học coi đây là tác phẩm đầu tiên viết về mảng trinh thám ở Việt Nam và ông là người cắm cột mốc cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
“Gia tai” cua vua truyen trinh tham Viet Nam
Nhà văn Phạm Cao Củng và vợ lúc trẻ. 
Không chỉ viết truyện trinh thám, nhà văn Phạm Cao Củng còn viết tiểu thuyết kiếm hiệp và mạo hiểm kỳ tình. Ông thích viết những đề tài "đặc biệt khác lạ".
Cho đến ngày nay, các truyện trinh thám, kiếm hiệp… của nhà văn Phạm Cao Củng khá nhiều như: Vết tay trên trần (1936), Kho tàng họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Ba viên ngọc bích (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đôi hoa tai của bà Chúa (1942), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bàn tay sáu ngón, Hai người lên máy chém (1950), Người chó sói (1950), Vụ án mạng thứ sáu (1950), Tiếng giầy trong sương mù (1951), Chiếc gối đẫm máu (1951)...
Đặc biệt, bộ sách Thám tử Kỳ Phát gồm 5 cuốn: Đám cưới Kỳ Phát; Nhà sư thọt; Chiếc tất nhuộm bùn; Vết tay trên trần; Kỳ Phát giết người rất ăn khách. Giống như Sherlock Holmes, Kỳ Phát luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án.
Mỗi một tập truyện, nhà văn Phạm Cao Củng dẫn dắt độc giả đi vào những vụ án đáng sợ, những tình tiết ly kì, những âm mưu thâm độc. Khi viết, ông chú ý tới bố cục của truyện. Ông dẫn độc giả theo một con đường ngắt ngoéo, buộc trí óc độc giả phải luôn luôn làm việc, suy đoán cuối cùng mới đi tới một đoạn kết không ngờ.
Ví dụ, Đám cưới Kỳ Phát, chàng thám tử tình cờ gặp một giai nhân trên chuyến tàu định mệnh và nhận chiếc vali duyên nợ, không ai biết Kỳ Phát sẽ có đám cưới hạnh phúc hay chỉ là cạm bẫy chết người.
Ở Nhà sư thọt, Kỳ Phát phải lần theo manh mối để tìm ra hung thủ và những ẩn ức giấu kín. Với Chiếc tất nhuộm bùn, Kỳ Phát chứng minh được khả năng suy luận tài tình khi gỡ được mối rối vụ án từ manh mối duy nhất là chiếc tất.
Trong Vết tay trên trần, Kỳ Phát đứng giữa những lời khai, bằng chứng đầy mâu thuẫn: nạn nhân bị giết trong buồng kín, trên trần nhà có những vết tay nhỏ; trong khi con trai nạn nhân khai bố bị một bóng đen bóp cổ, lão bộc lại bảo thấy một bóng trắng đi vào nhà. Nhiệm vụ của chàng thám tử là phải tìm được lời giải cho bài toán mà mọi lời khai.
“Gia tai” cua vua truyen trinh tham Viet Nam-Hinh-2
 Bộ truyện Kỳ Phát phá án của nhà văn Phạm Cao Củng được người đọc say mê.
Đối với Kỳ Phát giết người, chàng thám tử phải đối mặt với vụ án mà chính anh cũng là nạn nhân. Khi tới gặp người tình cũ, Kỳ Phát được biết chồng nàng mới qua đời. Nhiệm vụ của chàng thám tử là phải dùng tài trí của mình để vạch ra kẻ chủ mưu và tìm được con trai cho người yêu cũ.
Nhận xét về Phạm Cao Củng và các tác phẩm của ông, giới phê bình cho rằng, cái đặc biệt ở tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng là tuy vay mượn văn học phương Tây nhưng ông đã việt hóa rất tài tình, cộng thêm phần sáng tạo riêng có. Giống như Sherlock Holmes, nhân vật của ông luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án. Tuy nhiên, các nhân vật và khung cảnh trong truyện của ông đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt hiện thời.
“Gia tai” cua vua truyen trinh tham Viet Nam-Hinh-3
 Giới phê bình đánh giá so với các nhà văn viết truyện trinh thám cùng thời, truyện của Phạm Cao Củng là đặc sắc nhất.
Trong cuốn hồi ký của mình, nhà văn Phạm Cao Củng cũng tâm sự rằng viết truyện trinh thám ở nước ta rất khó, vì dân ta vốn tính bình dị, trong xã hội cũng ít thấy xảy ra những vụ trộm hay án mạng có thể gọi là ly kỳ, bí mật... Vì thế, những vai chính chẳng thể mỗi lúc giơ được khẩu súng lục ra hay bắn nhau, không thể có được những nhà hầm có cơ quan bí mật… như ở trong nhiều truyện trinh thám Âu Tây.
“Tôi chỉ ao ước viết được những truyện trinh thám mà việc rất có thể xảy ra được trong xã hội Việt Nam, và vai chính cần phải có được những tính cách hoàn toàn Việt Nam”, nhà văn Phạm Cao Củng chia sẻ.

Mời độc giả xem video:Hiểm họa từ xe chở cuộn tôn thép không chèn an toàn. Nguồn: VTV24.

Độc đáo hình tượng ông bụt trong truyện cổ Việt Nam

Hầu hết chúng ta đều đã từng gặp ông Bụt, không phải trong đời thật, mà trong chuyện cổ tích bà, mẹ kể thời thơ bé. Ông Bụt có hình dáng thế nào, ông thường nói gì? Sự xuất hiện của ông Bụt có ý nghĩa ra sao?

Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam
 Trong truyện cổ tích Việt Nam, ông Bụt xuất hiện trong Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thằng Bờm…. Trong các tác phẩm này, ông Bụt hiện ra với râu tóc bạc phơ và dài, gương mặt phúc hậu, đẹp lão, dáng đi khoan thai, đôi mắt sáng ngời… Và đặc biệt Bụt có rất nhiều phép màu.


Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-2
Ông thường xuất hiện khi những người nghèo khổ gặp chuyện chẳng lành. Ông hiện ra bất ngờ và thường hỏi: Làm sao con khóc, làm sao ngươi khóc, sao con lại khóc? 

Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-3
Anh Khoai trong truyện "Cây tre trăm đốt" đã gặp Bụt giữa rừng sâu. Bụt trao cho anh câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất” để anh tạo ra cây tre trăm đốt. Nhờ câu thần chú ấy, anh Khoai cần cù, chất phác đã lấy được con gái phú ông làm vợ!

Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-4
 Bụt trong truyện "Tấm Cám" xuất hiện nhiều lần, che chở cho cô Tấm hiền lành, tội nghiệp. Bụt bày cho Tấm nuôi cá bống, chỉ Tấm chôn xương cá vào hũ, để sau này biến thành áo quần, giày dép cho Tấm mặc đi hội. 
Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-5
  Bụt còn hoá phép cho Tấm biến thành chim, thành cây xoan đào, thành quả thị thơm tho, thành cô gái xinh đẹp biết thêm trầu cánh phượng… Phép màu nhiệm của Bụt đã giúp cô Tấm trải qua bao gian nan kiếp nạn để đến bến bờ hạnh phúc. 

Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-6
Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian, dù là nhân vật không có thật, xuất hiện cùng nhiều yếu tố hoang đường, nhưng ông Bụt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu chuyện. Hình tượng Bụt đại diện cho mơ ước, khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp, về cái thiện chiến thắng cái ác, về sự công bằng trong xã hội nhiều bất công. 

Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-7
 Không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích, trong văn hóa dân gian Việt Nam, Bụt còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ với những ý nghĩa tương tự... 

Mời độc giả xem video:TP.HCM: Công an phong tỏa, kiểm tra cây xăng ở Gò Vấp. Nguồn: THDT.

Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm điều gì qua Con gái thủy thần?

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29/4/1950, là tượng đài văn chương đương đại Việt Nam. Ông sáng tác truyện ngắn, kịch, tiểu luận và tiểu thuyết với những góc nhìn mới, táo bạo. Trong đó phải kể đến tác phẩm truyện ngắn Con gái thủy thần. 

Nguyen Huy Thiep gui gam dieu gi qua Con gai thuy than?
 Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời lúc 16h45 ngày 20/3, do tuổi cao, sức yếu, thọ 71 tuổi. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi, Những người thợ xẻ... Đặc biệt, trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có một bộ phận không nhỏ sáng tác mang cảm hứng huyền thoại. Trong đó phải kể đến tác phẩm Con gái thủy thần với nhân vật Chương.   
Nguyen Huy Thiep gui gam dieu gi qua Con gai thuy than?-Hinh-2
“Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy, ở bãi nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nó trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thuỷ thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả.”.  

Nguyen Huy Thiep gui gam dieu gi qua Con gai thuy than?-Hinh-3
 Chuyện Mẹ Cả ám ảnh Chương suốt cuộc đời niên thiếu. Xuyên suốt Con gái thủy thần là hành trình của Chương trong cuộc kiếm tìm huyền ảo và vô vọng. Cuộc kiếm tìm bắt đầu từ tuổi thơ buồn bã cho đến lúc trưởng thành đầy gian nan khổ sở của Chương.

Khám phá Hà Nội 135 năm trước qua tranh ảnh của bác sĩ Pháp

Những ảnh chụp, tranh vẽ sưu tầm, mô tả của bác sĩ Hocquard trong "Một chiến dịch ở Bắc kỳ" là tư liệu quý về con người, đời sống Hà Nội và các vùng phụ cận đầu thế kỷ 19.

Kham pha Ha Noi 135 nam truoc qua tranh anh cua bac si Phap
Charles-Édouard Hocquard là bác sĩ quân y tham gia chiến dịch của Pháp ở Việt Nam. Ông có mặt ở Việt Nam trong khoảng 26 tháng. Với tinh thần phiêu lưu, ông viết lại những điều mắt thấy, tai nghe, chụp lại những bức ảnh và sưu tầm tranh khắc về cuộc sống ở Việt Nam trong thời gian ở đây (1884-1886). Bức ảnh trên mô tả thợ khảm chỉnh lại giũa ở khu phố của Hà Nội.
Kham pha Ha Noi 135 nam truoc qua tranh anh cua bac si Phap-Hinh-2
Ông viết ký sự hành trình về Bắc kỳ bằng tiếng Pháp, đăng trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ). Trong ảnh là một phụ nữ Hà Nội với chiếc nón ba tầm.